Chính sách dinh dưỡng với sức khỏe: Đánh giá tác động, lựa chọn giải pháp

26/08/2023 13:38

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh, trong đó có chính sách dinh dưỡng với sức khỏe.

Chính sách dinh dưỡng với sức khỏe: Đánh giá tác động, lựa chọn giải pháp

 Để thực hiện chính sách này, Bộ Y tế đưa ra 3 giải pháp, trong đó, giải pháp 1 là ban hành các quy định về:

(1) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng bao gồm:

- Hướng dẫn về khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng, vùng, miền.

- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em sơ sinh không có sữa mẹ (ngân hàng sữa mẹ), trẻ em tuổi học đường (6-16 tuổi).

(2) Bổ sung vi chất vào thực phẩm: Bắt buộc 04 loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, đó là: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường iốt; bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm; dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu mè và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.

(3) Cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.

Đối với giải pháp 1, về kinh tế, tác động tích cực của giải pháp này là:

- Nhà nước sẽ phải tăng đầu tư khoảng 1,900 tỷ/năm cho các hoạt động phục vụ việc tổ chức thực hiện chính sách. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cũng sẽ giúp Nhà nước còn tăng thu thuế và giảm chi từ ngân sách.

- Doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí đầu tư cho việc thực hiện chính sách. Các chi phí này sẽ được tính vào trong giá thành sản phẩm và qua đánh giá cho thấy mức tăng giá của sản phẩm được người dân chấp nhận.

- Người dân sẽ phải tăng chi phí cho việc thực hiện chính sách nhưng  người dân có thể chấp nhận được mức tăng chi phí này.

Tác động tiêu cực của giải pháp này là việc quy định bắt buộc 04 loại thực phẩm tăng cường các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí sản xuất do đầu tư trang thiết bị, quản lý, giám sát và kết quả là tăng giá thành sản phẩm. 

Điều này ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng thu nhập thấp. Bên cạnh đó, việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu thực vật, nước tương, bột mỳ gây ra những thay đổi bất lợi về thời gian sử dụng của sản phẩm.

Về xã hội, tác động tích cực là việc áp dụng chính sách không chỉ đem lại lợi ích trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mà còn góp phần tăng cường mức tiêu thụ sữa và các cơ hội nâng cao thu nhập hỗ trợ kinh tế gia đình, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm ổn định cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Trên tầm vĩ mô, Chương trình sữa học đường đã hỗ trợ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giúp làm giảm nghèo và phát triển bền vững, ổn định an ninh lương thực thực phẩm gia đình. 

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng việc bắt buộc tăng cường vi chất vào thực phẩm sẽ góp phần phòng, chống rối loạn do thiếu vi chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cải thiện sức khoẻ cộng đồng;

Giảm được gánh nặng về chi phí quản lý và chi phí bệnh tật cho nhà nước, tăng năng suất lao động của người dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

Người dân có thể dễ dàng tiếp cận được với nhiều sản phẩm thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng hơn, không phải đắn đo lựa chọn giữa các sản phẩm về tiêu chí sức khỏe, giá cả hay các vấn đề khác;

Tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tác động tiêu cực của chính giải pháp này là việc ban hành chính sách cần bảo đảm tính linh hoạt hoạt bởi nếu 100% các sản phẩm đều phải bổ sung vi chất thì có thể dẫn đến tình trạng không phù hợp với một số đối tượng mà vì lý do sức khỏe không thể sử dụng được các sản phẩm có hàm lượng vi chất cao.

Giải pháp này về cơ bản không có tác động về giới; không có tác động về thủ tục hành chính.

Giải pháp này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giải pháp 2:

Ban hành các quy định về:

(1) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng bao gồm:

- Hướng dẫn về khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng, vùng, miền.

- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em sơ sinh không có sữa mẹ (ngân hàng sữa mẹ), trẻ em tuổi học đường (6-16 tuổi).

(2) Cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.

Đối với giải pháp 2, về kinh tế, Nhà nước sẽ phải tăng đầu tư khoảng 3,200 tỷ/năm cho các hoạt động phục vụ việc tổ chức thực hiện chính sách.

Bên cạnh đó, về lâu dài Nhà nước sẽ phải tăng chi để giải quyết các hậu quả do gánh nặng bệnh tật mang lại như đã phân tích ở phần sự cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cũng sẽ giúp Nhà nước còn tăng thu thuế và giảm chi từ ngân sách.

Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc ban hành chính sách do tăng đối tượng sử dụng sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chính sách.

Người dân tuy không bị tăng chi trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ phải chịu các chi phí do gánh nặng bệnh tật mang lại như đã phân tích ở phần trên.

Về xã hội, giải pháp này không làm xáo trộn hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này không giải quyết được một cách triệt để các tồn tại, bất cập về vấn đề dinh dưỡng.

Giải pháp này không có tác động về giới' không có tác động về thủ tục hành chính.

Giải pháp này không có tác động đối với hệ thống pháp luật hiện hành cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giải pháp 3:

Giữ nguyên như quy định hiện hành là không ban hành quy định ở cấp độ Luật mà tổ chức triển khai thực hiện theo các chương trình, đề án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Đối với giải pháp 3, về kinh tế, Nhà nước, cơ sở y tế và người dân không phải tăng chi kinh phí cho các hoạt động phục vụ việc tổ chức thực hiện chính sách trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ phải tăng chi để giải quyết các hậu quả do gánh nặng bệnh tật mang lại như đã phân tích ở phần sự cần thiết.

Doanh nghiệp cũng không phải chịu tác động của việc thực hiện chính sách.

 Về xã hội, giải pháp này không làm xáo trộn hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không giải quyết được các tồn tại, bất cập về vấn đề dinh dưỡng.

Giải pháp này không có tác động về giới; không có tác động về thủ tục hành chính.

Giải pháp này không có tác động đối với hệ thống pháp luật hiện hành cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Kiến nghị lựa chọn:

Theo Bộ Y tế, so sánh ba giải pháp cho thấy việc lựa chọn giải pháp 1 là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật trong nước cũng như quốc tế đồng thời góp phần giải quyết được các tồn tại vướng mắc trong thực tế.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi