Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

04/07/2023 09:25

(Chinhphu.vn) - Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phiên họp và Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư.

Tham dự hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhằm triển khai kết quả Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ và các nghị quyết, quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, theo chương trình, hội nghị Chính phủ với các địa phương sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023, tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Các đại biểu cũng sẽ góp ý vào dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh - Ảnh 2.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tình hình tháng 6 tốt hơn tháng 5 và quý II tốt hơn quý I

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi được nửa chặng đường của năm 2023, đồng thời cũng đi được nửa nhiệm kỳ 2021-2025. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 6 cơn gió ngược: (1) Suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; (2) Hậu quả của đại dịch COVID-19 còn kéo dài; (3) Cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; (4) Các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; (5) Các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; (6) Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu tác động kép từ những yếu tố bên ngoài và bên trong; các vấn đề tồn đọng, kéo dài ngày càng bộc lộ rõ hơn; nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn trong bối cảnh chi phí tăng, đơn hàng giảm, thị trường quốc tế chưa có dấu hiệu phục hồi, cạnh tranh gia tăng.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ tích cực của doanh nghiệp và người dân, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực hiện các hiệm vụ được giao kịp thời, hiệu quả hơn trong tình hình khó khăn.

Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh - Ảnh 3.

Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung đề xuất các quan điểm, định hướng, trọng tâm chỉ đạo điều hành, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu quả cao hơn trong tháng 7, quý III và 6 tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân

Trong đó, đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất hiện nay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các cấp, các ngành, các địa phương đã quyết liệt thực hiện phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả"; vừa tập trung thực hiện nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, vừa khắc phục các bất cập, tồn tại kéo dài nhiều nhiệm kỳ, nhiều năm, vừa xử lý các vấn đề phát sinh, khó lường, khó dự báo.

Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 tiếp tục xu hướng tích cực, tốt hơn tháng 5 và quý II tốt hơn quý I trên nhiều lĩnh vực, đóng góp vào kết quả chung của 6 tháng năm 2023. Những mục tiêu lớn cơ bản đạt được, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức; trong đó, cần lưu ý 3 nhóm vấn đề lớn: Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường lao động, việc làm gặp nhiều khó khăn, cần nỗ lực hơn; tình hình kỷ luật kỷ cương có lúc chưa nghiêm, còn tình trạng cán bộ công chức viên chức sợ sai, né tránh trách nhiệm.

Dự kiến sau phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phiên họp và Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. 

Trước đó, Chính phủ đã cử 26 đoàn công tác làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, định hướng các nhiệm vụ, giải pháp lớn trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá khách quan, trung thực tình hình, nhất là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, phân tích các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các quan điểm, định hướng, trọng tâm chỉ đạo điều hành, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình, khả thi, hiệu quả cao hơn trong tháng 7, quý III và 6 tháng cuối năm, việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội vào cuối năm.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp.

Hà Văn

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi