Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023

03/02/2023 10:14

(Chinhphu.vn) - Chiều 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023.

Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023 - Ảnh:VGP/Trần Hải

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại phiên họp, Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); xem xét đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; đề xuất xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia; về xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật năm 2021.

Thời gian qua, tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ đã rất tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp quan trọng vào triển khai đột phá chiến lược về thể chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, với nhiều đổi mới, kết quả nổi bật. Trong năm 2022, Chính phủ đã tổ chức 9 phiên họp chuyên đề, trình Quốc hội 20 dự án luật; ban hành 125 nghị định.

Tại phiên họp, các bộ, ngành chủ trì soạn thảo trình bày tờ trình tóm tắt các đề nghị, dự án luật; giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với các đề nghị xây dựng pháp luật. Các đại biểu thảo luận về sự cần thiết ban hành các luật; tính thống nhất, phù hợp của các luật được đưa ra xây dựng lần này với pháp luật có liên quan và với thông lệ quốc tế và về các nội dung, chính sách cơ bản của các luật, quy định.

Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị cần có tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng về kết quả thi hành Luật Việc làm năm 2013 và các quy định có liên quan; việc xây dựng luật phải đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong cả hoạt động quản lý nhà nước và quản trị, điều hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức liên quan; góp phần phát triển thị trường việc làm bền vững, cũng như nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn mới; tạo thuận lợi cho thị trường việc làm phát triển đồng bộ, bền vững; thúc đẩy cung, cầu lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao…

Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023 - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Trần Hải

Đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với những nội dung chính sách mới, nhất là các chính sách tác động trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp; bảo đảm tính hợp lý, khả thi và hiệu quả; cần nghiên cứu các chính sách về thuế, phí, cơ chế tài chính khác về tài nguyên nước bảo đảm các chính sách đồng bộ, công khai, hiệu quả về lâu dài; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm; tăng cường phối hợp công tác, bảo đảm thuận lợi cho quản lý, điều hành; tạo thuận lợi cho hợp tác công tư; thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp...

Chính phủ thống nhất đánh giá việc sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ là cần thiết, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cảnh vệ; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật.

Chính phủ cơ bản thống nhất về 4 chính sách theo đề xuất của Bộ Công an. Theo đó, bổ sung đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xác định tiêu chí các hội nghị, lễ hội, sự kiện là đối tượng cảnh vệ; hoàn thiện chính sách về biện pháp cảnh vệ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; quyền hạn của lực lượng cảnh vệ.

Đối với việc xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, các thành viên Chính phủ đề nghị rà soát, xem xét kỹ, cụ thể từng trường hợp, không bỏ "sót, lọt" các trường hợp xứng đáng. Các thành viên Chính phủ cũng cho rằng việc xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia là cần thiết để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cho ý kiến đối với từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các bộ đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng trong đột phá chiến lược về thể chế, tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; đồng thời đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ; đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình theo quy định, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Theo Thủ tướng, chương trình xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế năm 2023 của Chính phủ là rất lớn. Do đó, các bộ, ngành phát huy thành quả của năm 2022, các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; bổ sung lực lượng, đầu tư nguồn lực để tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế.

"Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là công việc khó, đòi hỏi công sức, trí tuệ, do đó cần có đầu tư, chế độ, chính sách tương xứng với lao động của người làm công tác xây dựng pháp", Thủ tướng nhắc nhở.

Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023 - Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Trần Hải

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, các bộ, cơ quan cần tiếp tục coi trọng việc lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và đối tượng có tác động; tổ chức tuyên truyền chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành tạo đồng thuận và thực hiện hiệu quả.

Để giải quyết các vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra nhưng luật pháp chưa quy định, hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp, gây ách tắc, làm giảm nguồn lực cho sự phát triển, trước mắt, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát lại, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nhất là các Ủy ban của Quốc hội để hoàn thiện các luật đảm bảo chất lượng, tiến độ và tuyệt đối tránh tiêu cực, lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Về việc xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ về "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật để việc xét tặng thành tích của các tác giả bảo đảm sự tôn vinh, tính công bằng, khách quan, thực chất và đúng theo quy định.

Hà Văn

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi