Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa, thay đổi thói quen trong chuyên môn

15/08/2023 12:45

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng thay đổi theo Chương trình GDPT 2018 muốn đạt được chiều sâu, thực chất, trong đó giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa, thay đổi thói quen trong chuyên môn, hiệu trưởng đổi mới cách quản lý.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa, thay đổi thói quen trong chuyên môn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ sẽ làm mọi việc, mọi giải pháp để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo.

Kết luận buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ về trách nhiệm, về những điều tâm huyết khi được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân giao phó trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Một trong những mong muốn đó là được gặp gỡ rộng rãi với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên toàn ngành.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đồng thời ghi nhận, biểu dương, gửi lời cảm ơn sâu sắc sự ủng hộ của nhà giáo với Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, với những quyết sách của Bộ GD&ĐT; cũng như nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong suốt thời gian qua; đặc biệt trong thời gian vừa chống dịch bệnh COVID-19, vừa bảo đảm công tác dạy học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa, thay đổi thói quen trong chuyên môn - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự buổi gặp gỡ tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ sẽ làm mọi việc, mọi giải pháp để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hơn 1,6 triệu nhà giáo là lực lượng rất hùng hậu, một vốn rất quý của ngành để thực hiện mục tiêu to lớn, vẻ vang mà ngành Giáo dục được giao phó. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT xác định, phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp.

“Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ sẽ làm mọi việc, mọi giải pháp để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trong phát biểu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đồng thời bày tỏ những mong đợi đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đặc biệt để triển khai thật tốt Chương trình GDPT 2018. Chia sẻ những điểm mới của chương trình, Bộ trưởng mong mỏi các nhà giáo cần tự đổi mới mình, từ quan niệm, nhận thức, đến phương pháp, không sợ hãi, e ngại, né tránh. 

Đổi mới là một quá trình, không thể quá vội vàng, nên theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cần tiến hành dần từng bước. Nếu sau 3-4 năm, từng giáo viên nhìn lại mình chưa thấy gì khác trước, nghĩa là giáo dục chưa có đổi mới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa, thay đổi thói quen trong chuyên môn - Ảnh 3.

Tập huấn cho giáo viên cách dạy sách giáo khoa mới - Ảnh; Vietnamnet

Giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa

Nhấn mạnh việc cần thay đổi quan niệm về từng môn học và vị trí của từng môn học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng thay đổi theo Chương trình GDPT 2018 muốn đạt được chiều sâu, thực chất, cần đổi mới ở từng thành tố, từng môn học; cần phải thay đổi việc dạy học, kiểm tra đánh giá ở từng môn, không loại trừ bất cứ môn học nào.

Đặc biệt, giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa. Đây là điểm rất quan trọng. Theo đó, sự thay đổi lớn lần này, chương trình là duy nhất, thống nhất toàn quốc; sách giáo khoa là học liệu - có thể là học liệu đặc biệt, nhưng vẫn là học liệu. 

Do đó, cần sử dụng sách giáo khoa chủ động, không lệ thuộc, coi đó là công cụ. Nếu không thay đổi được thói quen, quan niệm, cách tiếp cận với sách giáo khoa, chúng ta sẽ không đạt được điểm đổi mới quan trọng.

Giáo viên cũng cần điều chỉnh cả thói quen trong chuyên môn, bởi với chương trình mới, thầy cô được giao nhiều quyền hơn, chủ động hơn và phải có năng lực, kĩ năng mới có thể phát huy được tốt nhất quyền, sự chủ động này.

Nếu tính nhân văn, sự chủ động không được nhân lên và phát huy với các hiệu trưởng thì sự đổi mới chỉ dừng lại ở cổng trường

Trong công cuộc đổi mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh đến vai trò của hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì sự thay đổi của giáo viên sẽ rất khó khăn và có thể dẫn đến xung đột. Hiệu trưởng phải là người dẫn dắt, tập hợp, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp của mình. 

“Nếu tính nhân văn, sự chủ động không được nhân lên và phát huy với các hiệu trưởng thì sự đổi mới chỉ dừng lại ở cổng trường”, Bộ trưởng chia sẻ.

Nhắc đến công tác truyền thông giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ mong muốn 1,6 triệu nhà giáo nói lên được công việc mới mà mình đang làm; thể hiện được những gì mình đã cố gắng làm tốt; nói ra những gì đang vướng, cần chia sẻ…

 “Trong ứng xử trên mạng xã hội, ngoài tư cách công dân, chúng ta còn tư cách là một nhà giáo; mọi nơi, mọi lúc, chúng ta cần phát ngôn sao cho phù hợp”, Bộ trưởng nhắn nhủ.

Tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành về tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách nâng nguồn thu nhập cho đội ngũ

Nói về những công việc sẽ làm cho nhà giáo sắp tới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát các chính sách và việc xây dựng Luật Nhà giáo có thể đem lại chuyển biến tích cực về thể chế. 

Bộ cũng sẽ làm nhiều việc để sao cho 2 khối giáo dục công và tư được bình đẳng trong thực tế; tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành về tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách nâng nguồn thu nhập cho đội ngũ; điều chỉnh Nghị định 116 trong đào tạo lực lượng giáo viên; sửa đổi Thông tư 16 về tỷ lệ giáo viên, học sinh…; tăng cường chất lượng bồi dưỡng giáo viên; phát triển hệ thống các trường ĐH sư phạm…

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Sửa Luật Sĩ quan: Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu; bổ sung quy định về tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Sửa Luật Sĩ quan: Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu; bổ sung quy định về tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi