Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

13/05/2024 08:30

(Chinhphu.vn) - Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khái quát 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 1.

Đảng, Nhà nước rất quan tâm phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Ngày 12/5, tại Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Ngày 17/12/2022, tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số cơ quan có liên quan, tổ chức Hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”. 

Hôm nay Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”. 

Điều này, cho thấy Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành rất quan tâm đến phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tổng kết Hội thảo.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, thay mặt chủ trì Hội thảo, đồng chí Trần Thanh Mẫn nêu rõ:  Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.

Từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; tạo hành lang pháp lý cho thiết chế văn hóa, thể thao được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.

Hai là, hiện nay, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được trình cấp có thẩm quyền ban hành. 

Trên cơ sở các văn bản của trung ương, các địa phương ban hành Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo các giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. 

Nhiều quy hoạch có liên quan tiếp tục được rà soát, bổ sung, tích hợp trong hệ thống quy hoạch của ngành văn hóa, thể thao, các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 3.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Ba là, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư, phát triển, hình thành mạng lưới từ trung ương tới cơ sở. 

Các thiết chế văn hóa, thể thao ở trung ương khá đa dạng về loại hình; một số có quy mô lớn, chất lượng cao, hiện đại. Một số thiết chế đã đạt được mục tiêu đặt ra tại quy hoạch chuyên ngành. 

Tỷ lệ tỉnh, huyện, xã, thôn (bản) có đầy đủ loại hình thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được nâng lên. Các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập từng bước được đầu tư xây dựng.

Bốn là, mô hình quản lý khá đa dạng: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư quản lý. Nhìn chung, hoạt động đã bám sát chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật; cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và các nhiệm vụ chính trị. 

Các chính sách của Nhà nước đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư rất nhiều cho các thiết văn hóa, thể thao. 

Đáng chú ý, một số thiết chế ngoài công lập đã đạt hiệu quả, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, thể thao ngày càng phong phú của người dân.

Năm là, về bố trí kinh phí đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao. Ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao chủ yếu thông qua các Chương trình bổ sung có mục tiêu, các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các thiết chế văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định và đạt được một số kết quả tích cực.

Sáu là, tổ chức bộ máy, biên chế của các đơn vị quản lý thiết chế văn hóa, thể thao công lập tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Chính phủ, chủ động thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. 

Thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh, huyện, xã cũng đã sắp xếp lại theo hướng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý trực tiếp. 

Mạng lưới cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực tăng cả về số lượng và quy mô; đa dạng về hình thức tổ chức.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 4.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tổng kết Hội thảo.

Nhiều vướng mắc, bất cập trong triển khai phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao

Theo đồng chí Trần Thanh Mẫn, hội thảo hôm nay cũng nêu rõ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ nhất, nội hàm “thiết chế văn hóa, thể thao” chưa được quy định rõ ràng. Quy định về các loại hình thiết chế văn hóa, thể thao chưa đầy đủ. 

Một số quy định về ưu đãi chưa có sự kết nối với pháp luật chuyên ngành; quy định về chính sách xã hội hóa chưa thực sự tạo động lực, thu hút nguồn lực xã hội; quy định về quản lý, sử dụng tài sản, cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập chưa phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 chậm ban hành. 

Việc tích hợp các quy hoạch về thiết chế văn hóa, thể thao vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện chưa thống nhất, thiếu gắn kết; chưa bảo đảm tính toàn diện, cân đối giữa các loại hình thiết chế, giữa các địa bàn. 

Một số địa phương chưa thực hiện quy hoạch quỹ đất, hoặc đã có quy hoạch nhưng vị trí không thuận lợi.

Thứ ba, một số chỉ tiêu đề ra trong các chiến lược và quy hoạch về xây dựng các công trình văn hóa quốc gia chưa đạt; còn ít công trình văn hóa, thể thao có quy mô lớn, hiện đại, đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế. 

Việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở một số khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ tư, quản trị nội bộ một số cơ quan, đơn vị còn yếu kém, chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp. 

Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm. Xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công chưa đáp ứng yêu cầu. Việc khai thác đối với các tài sản tại các thiết chế văn hóa, thể thao chưa thực sự hiệu quả. 

Tại địa phương, công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở một số nơi chưa được chú trọng; nội dung, phương thức hoạt động chưa đa dạng, phong phú. 

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiều thiết chế văn hóa, thể thao hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 5.

Thứ năm, ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng, quản lý thiết chế văn hóa, thể thao còn thấp, phân tán, chưa đáp ứng yêu cầu. 

Việc thực hiện tự chủ tài chính đối với nhiều đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí để xây dựng mới, sửa chữa hoặc nâng cấp, mua sắm trang thiết bị của các thiết chế văn hoá, thể thao rất khó khăn, nhất là các địa phương chưa tự chủ được về tài chính. 

Chính sách huy động các nguồn lực xã hội chưa hấp dẫn, khó thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt ở vùng miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ sáu, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức thiết chế văn hóa, thể thao các cấp còn nhiều bất cập. Tên gọi và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sau khi sáp nhập thiếu thống nhất. 

Việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, Cung thiếu nhi, Nhà thiếu nhi còn mang tính cơ học, chưa tính đến yếu tố đặc thù.

Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại nhiều thiết chế chưa bảo đảm yêu cầu về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Nhiều đơn vị nghệ thuật thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng. 

Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, người lao động công tác tại hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, khó có thể thu hút nhân tài.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thiết chế văn hóa, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 

Việc xây dựng chính sách, cơ chế đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển tài năng, nhất là đối với các môn nghệ thuật truyền thống còn hạn chế.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bố trí quỹ đất tại vị trí thuận lợi, ưu tiên kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 6.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, bảo đảm nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Đồng chí Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hội thảo đã thảo luận và thống nhất các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, tập trung 05 nhóm vấn đề.

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Xây dựng mục tiêu và lộ trình thích hợp để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. 

Rà soát các văn bản pháp luật, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để làm rõ khái niệm và nội hàm “thiết chế văn hóa, thể thao”, “cơ sở văn hóa, thể thao” làm cơ sở để xây dựng và áp dụng các chính sách đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành và thuận tiện trong việc xây dựng, tích hợp quy hoạch mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao trong cả nước. 

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển và vận hành hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, bao gồm chính sách đầu tư công, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và chính sách xã hội hóa; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, nhất là về đất đai, thuế, vốn tín dụng trong việc xây dựng các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

2. Về quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao: Hoàn thiện quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hiệu quả, bảo đảm công bằng và đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Bố trí quỹ đất cho các thiết chế văn hóa, thể thao tại vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tế.

Quan tâm xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh niên, trẻ em, người lao động, người khuyết tật, người cao tuổi. 

Bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, đề án liên quan đến thiết chế văn hóa, thể thao.

3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. 

Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động tiêu biểu, phù hợp với vùng miền, đối tượng, lứa tuổi. 

Xây dựng chính sách ưu tiên ở vùng miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với tài sản công nói chung và tài sản công ở thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng.

4. Ưu tiên bố trí kinh phí có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, mục tiêu cụ thể. 

Tăng dần mức chi ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa nói chung, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng. 

Thúc đẩy hoạt động liên kết trong việc sử dụng cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư. 

Coi trọng và thực hiện xã hội hóa với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; huy động nguồn lực tham gia xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

5. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, bảo đảm tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Nghiên cứu, sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên tham gia hoạt động các loại hình nghệ thuật truyền thống. 

Thực hiện quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi