Bộ GD&ĐT đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố THCS, THPT bắt buộc phải học 2 buổi/ngày

06/04/2025 21:44

(Chinhphu.vn) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, đến thời điểm này, Bộ mới đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố THCS, THPT bắt buộc phải học 2 buổi/ngày.

Bộ GD&ĐT đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố THCS, THPT bắt buộc phải học 2 buổi/ngày- Ảnh 1.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, dạy học 2 buổi/ngày không phải việc mới trong giáo dục. Với nhiều nước trên thế giới, khi có đủ điều kiện, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là tốt. 

Kể cả với những nơi không có điều kiện dạy học 2 buổi, thì các hoạt động học sinh chủ yếu là hoạt động giáo dục. 

Để tổ chức tốt hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, phải hội đủ 3 yếu tố:

Thứ nhất, đủ cơ sở vật chất. Ở đây là mỗi lớp 1 phòng học. Trường đủ điều kiện cho học sinh bán trú, đến trường học ở lại ăn và nghỉ trưa tại trường. Cần đủ sân chơi, bãi tập, các hoạt động giáo dục thể chất và các kỹ năng khác.

Thứ hai, đủ số lượng giáo viên.

Thứ ba, có chương trình dạy học và tổ chức đủ các hoạt động trong 2 buổi, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Với Việt Nam, lâu nay, riêng cấp tiểu học chúng ta đã tổ chức dạy 2 buổi/ngày tốt. Chương trình giáo dục năm 2018 quy định rõ dạy 2 buổi/ngày với học sinh tiểu học thuận lợi hơn nhiều. Các cháu nhỏ, tổ chức bán trú phù hợp dù điều kiện vẫn chưa được như mong muốn, dạy học các nội dung chương trình chính khóa...

Cũng theo Thứ trưởng, từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn tổ chức 2 buổi/ngày cho học sinh THPT và THCS, theo hướng nơi nào có điều kiện thì khuyến khích. Đến Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng nêu rõ tiểu học dạy học 2 buổi/ngày. Còn với trung học cơ sở, THPT nơi nào có đủ điều kiện thì khuyến khích học 2 buổi/ngày

Mục tiêu dạy 2 buổi/ngày trước hết là để bảo đảm tổ chức chương trình giáo dục phổ thông. Thứ hai, giảm áp lực cho học sinh, tổ chức quy củ bài bản việc dạy học cũng như các hoạt động giáo dục khác, hình thành cho học sinh phẩm chất, năng lực và các kỹ năng phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ...

Bộ GD&ĐT đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố THCS, THPT bắt buộc phải học 2 buổi/ngày- Ảnh 2.

Bộ sẽ sớm có văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Thông tin về thực trạng dạy học 2 buổi/ngày, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, với tiểu học gần như 100%, với THCS, THPT cho tới thời điểm này số trường số lớp dạy 2 buổi/ngày tăng lên nhiều so với 10 năm trước. Qua khảo sát, công tác quản lý và chỉ đạo cho thấy nơi nào tổ chức tốt dạy 2 buổi/ngày thì chất lượng giáo dục toàn diện của trường, lớp đó khá hơn...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số bất cập trong tổ chức thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Ví dụ, buổi 2 có nơi dạy văn hóa là chính, chủ yếu là kiến thức chưa phải kỹ năng, các nội dung khác, nên tạo áp lực học học sinh.

Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức rà soát, đánh giá lại hoạt động này, trên cơ sở đó có hướng dẫn chung toàn quốc, thực hiện với từng cấp học.

Quan điểm là nâng cao chất lượng chính khóa; giảm áp lực học tập cho học sinh; bảo đảm mục tiêu giáo dục các cấp học đề ra; học sinh được phát triển phẩm chất năng lực toàn diện, không chỉ kiến thức phổ thông mà còn phát triển thể chất, tâm hồn, thể thao, AI, ngoại ngữ, tin học... phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của học sinh.

Đặc biệt, buổi học 2 phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh học sinh, còn buổi 1 thực hiện các giờ học chính khóa, vì học sinh THCS, THPT có nhu cầu khác nhau. Định hướng nghề nghiệp hình thành, có em muốn có thêm kiến thức chuyển đổi số, có em muốn bổ trợ ngoại ngữ…

Nếu trường không tổ chức bổ trợ, các em có thể học nơi phù hợp, đúng quy định. Quan điểm Bộ là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, phụ huynh, giảm chi phí tài chính cho gia đình học sinh mà vẫn bảo đảm chất lượng.

"Đến thời điểm này, Bộ mới đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố THCS, THPT bắt buộc phải học buổi 2". Thứ trưởng khẳng định.

Chia sẻ thêm, Thứ trưởng cho biết, nơi có điều kiện thì tổ chức nhưng bảo đảm nguyên tắc, yêu cầu như đã nói. Bộ sẽ sớm có văn bản hướng dẫn chỉ đạo. Còn theo khảo sát đánh giá, yêu cầu THCS, THPT bắt buộc học 2 buổi/ngày chưa phù hợp vì ta chưa đủ 3 điều kiện tối thiểu, đáp ứng nhu cầu học sinh. 

Đặc biệt, nhu cầu của học sinh THCS, THPT đa dạng, phân hóa cao, tổ chức của riêng nhà trường chưa đáp ứng được. Nhà nước phải bảo đảm học tốt chính khóa, còn buổi học 2 theo nhu cầu và năng lực quản lý theo mục tiêu đó...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi