Áp dụng Luật Đất đai 2024: Tránh cú sốc tăng giá đột biến trong Bảng giá đất

24/10/2024 16:58

(Chinhphu.vn) - Khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, các địa phương cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ các yếu tố tránh cú sốc tăng giá đột biến trong Bảng giá đất, ảnh hướng đến quyền và nghĩa vụ của một số đối tượng người sử dụng đất.

Bộ TN&MT vừa có thông báo về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Lê Minh Ngân tại buổi làm việc với UBND 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giải quyết một số khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện các quy định về giá đất diễn ra vào ngày 14/10/2024 tại trụ sở Bộ TN&MT.

21 tỉnh, thành phố tham dự buổi làm việc gồm: Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Quảng Trị, Quảng Nam.

Thông báo nêu rõ, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã có nhiều văn bản gửi các địa phương để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền được giao để bảo đảm kịp thời, đồng bộ và thống nhất trong tổ chức thi hành Luật Đất đai.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố tiến độ ban hành còn rất chậm; chưa bảo đảm các điều kiện cần thiết khác để triển khai thi hành Luật như: tổ chức bộ máy, biên chế, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu; một số địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024, áp dụng bảng giá đất để đấu giá quyền sử dụng đất và xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

Để nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 thuộc thẩm quyền.

Trong đó xem xét việc thực hiện xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự rút gọn để đảm bảo kịp thời ban hành các văn bản theo đúng quy định và theo tinh thầnchỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 105/CĐ-TTg.

Trong quá trình áp dụng có thể thực hiện điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; quan tâm đầu tư, bảo đảm các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai 2024 có hiệu quả tại địa phương, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực (Trung tâm Phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện), bố trí kinh phí, ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm… 

Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, hoàn thành trong năm 2025.

Tránh cú sốc tăng giá đột biến trong Bảng giá đất

Về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024, Thứ trưởng Lê Minh Ngân kết luận, quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là quy định chuyển tiếp, nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình từng bước xây dựng Bảng giá đất mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 để áp dụng từ ngày 01/01/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến trong Bảng giá đất, ảnh hướng đến quyền và nghĩa vụ của một số đối tượng người sử dụng đất. 

Trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và việc điều chỉnh thực hiện theo Luật Đất đai năm 2024.

Việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. 

Trên cơ sở đánh giá về bảng giá đất hiện hành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách tại địa phương để quyết định không thực hiện điều chỉnh hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc điều chỉnh một phần bảng giá đất. 

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh bảng giá đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, các địa phương cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ các yếu tố có liên quan như ảnh hưởng giá đất, khu vực, vị trí, đối tượng chịu tác động, tăng cường tuyên truyền để đảm bảo sự đồng thuận, có lộ trình hợp lý để không xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa bảng giá đất điều chỉnh so với giá đất trong bảng giá đất hiện hành, không có sự tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các địa phương trong suốt quá trình 2021 - 2024 không hoặc không thường xuyên điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Khẩn trương xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đất đai

Về việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, Thông báo nêu rõ, theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 13257/BTC-HCSN ngày 22/11/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP; Công văn số 9652/VPCP[1]KTTH ngày 18/11/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, theo đó thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Bảng giá đất thuộc UBND cấp tỉnh.

Bộ TN&MT cũng đã có văn bản số 6647/BTNMT[1]QHPTTNĐ ngày 20/9/2024 về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương để các địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, không chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo tổ chức xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai để tổ chức, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 

Đối với đề xuất của các địa phương khi chưa kịp ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, Bộ TN&MT sẽ căn cứ vào đề xuất cụ thể của các địa phương để xem xét có ý kiến trên cơ sở đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tổ chức thực hiện để hạn chế những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phải công khai quy hoạch, xem xét điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp (đặc biệt là đối với khu vực, vị trí đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật), xây dựng phương án đấu giá phù hợp (như rút ngắn thời gian nộp tiền), công khai các đối tượng bỏ cọc nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU, thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU, thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất chế độ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập: Mức phụ cấp 30%-40%-50%-60%-70% đối với các trường hợp cụ thể.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi