3 mục tiêu, 8 nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19

13/08/2022 10:32

(Chinhphu.vn) - Trong thời gian tới, các ngành, các cấp, địa phương cần tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm với mục đích phấn đấu đạt được 3 mục tiêu quan trọng mà Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra.

3 mục tiêu, 8 nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19
3 mục tiêu, 8 nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, coi vaccine là biện pháp chiến lược quan trọng nhất, quyết định trong phòng, chống dịch COVID-19.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 246/TB-VPCP ngày 12/8/2022 kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) tại Phiên họp thứ 16 của Ban chỉ đạo trực tuyến với các địa phương.

Tại Thông báo trên, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia ghi nhận, biểu dương và chia sẻ với những khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh của các lực lượng tuyến đầu, các địa phương, của người dân, doanh nghiệp trong hơn 2 năm phòng, chống dịch vừa qua. Đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường; tuy nhiên, cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp khắc phục hậu quả của dịch bệnh vẫn đang tác động tới sức khỏe, tâm lý, đời sống người dân và nền kinh tế đất nước.

Xuất hiện của nhiều biến chủng mới; dịch đang bùng phát trở lại tại nhiều nước phát triển

Dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới; dịch đang bùng phát trở lại tại nhiều nước phát triển, có nền y tế hiện đại. Trong nước, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn; một số địa phương tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa bảo đảm tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; cùng với đó là nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine theo thời gian.

Do vậy, Ban Chỉ đạo yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương cần tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh; đánh giá nghiêm túc, thực tế, khách quan về tình hình dịch bệnh; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống dịch đã được ban hành, nhất là thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động chỉ đạo triển khai các phương án phòng, chống dịch theo thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Thực hiện tốt 3 mục tiêu phòng, chống COVID-19

Thời gian tới, công tác phòng, chống dịch tập trung thực hiện các mục tiêu: (1) Không để dịch bệnh bùng phát trở lại; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân; (2) Hoàn thành việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng chỉ định trên 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; (3) Bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế cho phòng, chống dịch bệnh nói chung và phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương tiếp tục khẳng định và quán triệt các quan điểm chỉ đạo: (1) Kiên quyết, kiên trì, kiên định kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội; (2) Đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; (3) Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở; (4) Tiêm chủng vaccine phòng ngừa dịch bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân; tổ chức đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để vận động tiêm vaccine và phòng, chống dịch.

8 nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống COVID-19

Các ngành, các cấp, địa phương tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1- Các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân và các cấp, các ngành trong phòng, chống dịch. Chú trọng truyền thông những thành tựu, kết quả đã đạt được của Đảng, Nhà nước, Nhân dân; đồng thời biểu dương, lan tỏa các điển hình người tốt việc tốt, những tấm gương hy sinh, cống hiến vì tính mạng, sức khỏe người dân, nêu cao tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, vượt qua khó khăn, thách thức theo tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực".

2- Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, coi vaccine là biện pháp chiến lược quan trọng nhất, quyết định trong phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế bảo đảm đủ số lượng, phân bổ kịp thời vaccine; tăng cường đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại địa phương, bảo đảm tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Các cơ quan báo chí, truyền thông bố trí thời lượng, thời điểm phát sóng phù hợp để tuyên truyền đẩy mạnh tiêm vaccine.

3- Khẩn trương triển khai các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế. Bộ Y tế tiếp tục đánh giá, phân tích, tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu. Bộ Tài chính triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế trên địa bàn.

4- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tích cực triển khai, đôn đốc các địa phương chưa làm tốt một số chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được phê duyệt tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

5- Bảo đảm an toàn, an ninh, an dân trong phòng, chống dịch bệnh; ngăn chặn, đấu tranh kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, xuyên tạc, thông tin sai sự thật để chống phá Đảng, Nhà nước.

6- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, tạo sinh kế, công ăn việc làm, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

7- Đảm bảo tài chính, hậu cần phòng, chống dịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để bảo đảm công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong phòng, chống dịch.

8- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực về tài chính, chuyên môn kỹ thuật; đồng thời thể hiện trách nhiệm đóng góp phù hợp với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống dịch.

Ban Chỉ đạo đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương tiếp tục chỉ đạo triển khai vận động các nguồn lực cho phòng, chống dịch theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai hiệu quả công tác dân vận, nắm chắc tình hình cơ sở; tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, động viên, biểu dương người tốt, việc tốt.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, thể hiện trách nhiệm, thống nhất về nhận thức và hành động trong phòng, chống dịch bệnh; quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, xác định trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Rà soát các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các vấn đề vượt thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi