In bài viết

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo

11:11 - 21/01/2024

(Chinhphu.vn) - Xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin Đắk Lắk, sau khi xem xét khách quan, toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, thực hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, khoan hồng của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối với 100 bị cáo.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 1.

Phiên tòa xét xử lưu động tại tổ dân phố 11, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ba Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày.

Ngày 16/1, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin vào ngày 11/6/2023.

Phiên tòa xét xử lưu động tại tổ dân phố 11, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ba Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 2.

Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu làm Chủ tọa phiên tòa.

Hội đồng xét xử có 5 người, gồm 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu làm Chủ tọa phiên tòa. 

Bốn kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân tỉnh Đắk Lắk được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 3.

Người bào chữa cho các bị cáo.

Phiên tòa có 19 luật sư, trợ giúp viên pháp lý bào chữa đăng ký tham gia phiên tòa. Tòa còn triệu tập nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới phiên tòa.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 4.

Người phiên dịch cho các bị cáo.

Tại phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu, Chủ tọa phiên tòa đã đọc Quyết định số 04/2024/QĐXXST-HS ngày 3/1/2024 về việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 5.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 100 bị cáo. Trong đó, có 53 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự.

Có 26 bị cáo bị truy tố về tội “Khủng bố,” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự. Có 18 bị cáo bị truy tố về tội “Khủng bố,” quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 6.

Bị cáo Y Sool Niê tại phiên tòa.

Bị cáo Y Nit Niê bị truy tố về tội “Khủng bố” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Lê Văn Nghĩa bị truy tố về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép,” quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự. 

Bị cáo Y Cing Byă bị truy tố về tội “Che giấu tội phạm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự. Trong đó, có 6 bị cáo bị xét xử vắng mặt về tội “Khủng bố.”

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 7.

Bị cáo Eban tại phiên tòa

Công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo

Trong ngày xét xử đầu tiên (16/1), Hội đồng xét xử đã tiến hành kiểm tra căn cước của các bị cáo (có mặt 94 bị cáo, vắng mặt 6 bị cáo) và những người tham gia tố tụng; giải thích quyền và nghĩa vụ của các bị cáo và những người tham gia tố tụng.

Sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo trong đó nêu rõ hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như tội danh, điều, khoản của Bộ luật Hình sự áp dụng đối với các bị cáo. 

Cuối giờ chiều 16/1, Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành thẩm vấn một số bị cáo. Phiên tòa ngày đầu tiên xét xử diễn ra đúng quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, an ninh trật tự được đảm bảo. Ngày xét xử tiếp theo, Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành xét hỏi theo trình tự.

Tòa tuyên phạt 10 án chung thân

Sau 1,5 ngày nghị án, chiều 20/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) đã tuyên án đối với 100 bị cáo về các tội danh: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm.

Sau khi xem xét khách quan, toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, thực hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, khoan hồng của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo mức án như sau:

Tuyên phạt 10 án tù chung thân về tội “Khủng bố” đối với các bị cáo: Y Sôl Niê (sinh năm 1979, cư trú Bắc Carolina, Hoa Kỳ) - bị cáo đóng vai trò chủ chốt, chỉ huy và H Wuêñ Êban (sinh năm 1976, buôn Sut Mđưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) - bị cáo đóng vai trò chủ chốt, chỉ huy; Y Thô Ayŭn (sinh năm 1987, buôn Ea Klǒk, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Y Chanh Niê (sinh năm 1996, buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Y Jŭ Niê (sinh năm 1968, buôn Kang, xã Ea Knuêc, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk); Y Tim Niê (sinh năm 1997, buôn Dhia 1, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Y Chun Niê (sinh năm 1990, buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Nay Yên (buôn Ea Klǒk, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Y Nơt Siu (sinh năm 1978, buôn Kbuôr, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); Y Giốp Mlô (sinh năm 1996, buôn Cư Kanh, xã Ea Sin, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).

Các bị cáo bị kết án cùng tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” gồm: Y Pho Niê, Y Diơh Kbuôr, Y Jôl Arul, Y Dăr Kbuôr, Y Khing Liêng bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù; các bị cáo Nay Tam, Nay Dương bị tuyên phạt mỗi người 19 năm tù.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 8.

Các bị cáo Y Choa Niê, Y Gol Ayŭn, Y Thuôt Kbuôr, Y Nen Mlô bị tuyên phạt mỗi người 18 năm tù; bị cáo Y Thương Niê bị tuyên phạt 17 năm tù; các bị cáo Y Ba Byă, Y Bluiêt Mlô, Y Phai Byă bị tuyên phạt mỗi người 16 năm tù; các bị cáo Y Li Phôch Niê, Y Krông Phôk bị tuyên phạt mỗi người 15 năm tù; bị cáo Y Chuyên Niê bị tuyên 14 năm tù; các bị cáo Y Blơh Mlô, Ksor Sơm bị tuyên phạt mỗi người 13 năm tù; bị cáo Y Wôl Arul bị tuyên phạt 12 năm tù.

Đồng thời, các bị cáo gồm Y Khuik Ayŭn bị tuyên phạt 11 năm tù; Y Văn Niê bị tuyên phạt 10 năm tù; Y Khuê Niê, Y Thoă Niê bị tuyên phạt 9 năm tù; Y Tế Êban, Y Dân Niê, Y Wương Niê, Y Pa Mlô, Y Quê Bkrông, Y Suôr Êdi Niê, Y Triên Niê bị tuyên phạt mỗi người 08 năm tù; Y Ha Mlô, Y Khuin Knul, Y Jŭ Ayŭn, Y Lip Pin Niê, Y Chi Kbuôr, Y Khương Niê bị tuyên phạt mỗi người 7 năm tù; Y Pôl Niê, Y Đhoăn Ayŭn, Y Kač Êban, Y Khơn Niê, Y Bik Mlô bị tuyên phạt mỗi bị cáo 6 năm tù vì phạm tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Đối với 6 bị cáo đang ở nước ngoài và bị truy nã, bị kết án tội “Khủng bố ” Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt bị cáo Y Mut Mlô 11 năm tù, Y Quynh Bdap 10 năm tù; các bị cáo Y Čhik Niê, Y Niên Êya, Y Bút Êban, Y Chanh Byă, mỗi bị cáo 9 năm tù.

Cùng bị kết án tội “Khủng bố”, Tòa tuyên phạt bị cáo Y Rưk Byă 9 năm tù; Nay Y Bớp 8 năm tù; Y Huăl Êban 7 năm tù; các bị cáo Y Hải Niê, Y Xa Lem Arul, Y Suôl Êban, Y Nguyên Niê, Y Kom Kbin mỗi bị cáo 6 năm tù; các bị cáo Nay Chuk, Y Măn Mlô mỗi bị cáo 5 năm tù; các bị cáo Y Sơnak Mlô, Y Kơnh Ayŭn bị tuyên phạt 4 năm tù. Đồng thời, các bị cáo gồm Y Bheo Niê bị tuyên 7 năm tù; Y Khuên Mdrang, Y Ngur Bkrông bị tuyên phạt mỗi người 6 năm tù; Y Nit Niê, Y Pheo Niê, Y Phen Byă, Y Nu Niê, Y Bhiêu Hwing, Y Wiêt Byă, Y Phi Li Arul, Y Tuân Niê bị tuyên phạt mỗi người 5 năm tù; Y Sơñ Êban, Y Tlôp Mlô, Y Bhil Niê, Y Klung Kbuôr, Y Mi Lô Buôn Yă, Y Suôt Êban, Y Luyên Êban, Y El Byă, Y Viên Rơ Ô, Y Un Byă bị tuyên phạt mỗi người 4 năm tù; Y Âu Kpă, Y Quynh Mlô, Y Tăp Liêng, Y Nhơ Kpă, Y Drǒk Hwing, Y Tri Arul bị tuyên phạt mỗi người 3 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Lê Văn Nghĩa bị kết án tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”, bị phạt 2 năm tù. Bị cáo Y Čing Byă bị kết án về tội “Che giấu tội phạm”, bị phạt từ 9 tháng tù giam.

Hội đồng xét xử cũng tuyên 92 bị cáo trong vụ án phải có trách nhiệm bồi thường dân sự đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về vật chất và tinh thần.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 9.

Các đối tượng gây ra vụ khủng bố ở Đắk Lắk bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Vụ khủng bố tại Đắk Lắk xét xử lưu động đối với 100 bị cáo

Theo thông tin từ Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngày 16/01, Tòa án sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin vào ngày 11/6/2023.

Căn cứ kết quả điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết định đưa ra xét xử lưu động 100 bị cáo. 

Trong đó, 53 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; 39 bị cáo về tội “Khủng bố”; 01 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; 01 bị cáo về tội “Che giấu tội phạm” quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự. 

Sáu bị cáo ở nước ngoài (gồm: Y Mút Mlô, Y Bút Êban, Y Niên Êya, Y Cik Niê, Y Chanh Byă, Y Quynh Bdap) bị xét xử về tội “Khủng bố”.

Như đã đưa tin, vào rạng sáng 11/6, vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 4 chiến sĩ Công an và 2 cán bộ xã hy sinh, 2 chiến sĩ Công an bị thương và 3 người dân tử vong./.

Xét xử khủng bố tại Đắk Lắk: Tuyên án 100 bị cáo- Ảnh 10.

Theo TTXVN