In bài viết

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 nhân sự chủ chốt của Hà Nội

10:59 - 06/12/2023

(Chinhphu.vn) - Ngày 6/12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và thông báo kết quả 28 chức danh do HĐND Thành phố bầu.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 nhân sự chủ chốt của Hà Nội- Ảnh 1.

HĐND TP. Hà Nội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND Thành phố bầu - Ảnh: VGP/Gia Huy

Sau khi HĐND Thành phố bỏ phiếu, thay mặt Ban kiểm phiếu, ông Đinh Trường Thọ, Bí thư quận ủy Đống Đa, Trưởng ban kiểm phiếu đã thông báo kết quả kiểm phiếu.

Kết quả này gồm 28 lãnh đạo chủ chốt được lấy phiếu, gồm 7 người thuộc khối HĐND và 21 người khối UBND Thành phố.

STT

Họ và tên

Chức danh

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

Khối HĐND TP. Hà Nội

1

Nguyễn Ngọc Tuấn

Chủ tịch HĐND

82

5

1

2

Phùng Thị Hồng Hà

Phó chủ tịch Thường trực HĐND

78

7

3

3

Phạm Quý Tiên

Phó chủ tịch HĐND

80

5

3

4

Nguyễn Thanh Bình

Trưởng ban Văn hóa xã hội

77

8

3

5

Duy Hoàng Dương

Trưởng ban Pháp chế

77

10

1

6

Đàm Văn Huân

Trưởng ban Đô thị

77

4

7

7

Hồ Vân Nga

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách

78

7

3

Khối UBND TP. Hà Nội

8

Trần Sỹ Thanh

Chủ tịch thành phố

75

8

4

9

Lê Hồng Sơn

Phó chủ tịch Thường trực

62

22

4

10

Nguyễn Trọng Đông

Phó chủ tịch

59

24

5

11

Dương Đức Tuấn

Phó chủ tịch

70

14

4

12

Hà Minh Hải

Phó chủ tịch

81

7

0

13

Nguyễn Mạnh Quyền

Phó chủ tịch

68

13

7

14

Trần Thế Cương

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

72

11

5

15

Trương Việt Dũng

Chánh văn phòng

80

6

2

16

Nguyễn Quốc Duyệt

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô

83

5

0

17

Đặng Hương Giang

Giám đốc Sở Du lịch

66

18

3

18

Trần Thị Nhị Hà

Giám đốc Sở Y tế

67

19

2

19

Ngô Minh Hoàng

Giám đốc Sở Ngoại vụ

54

22

11

20

Đỗ Đình Hồng

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao

48

31

9

21

Bạch Liên Hương

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội

79

6

3

22

Nguyễn Xuân Lưu

Giám đốc Sở Tài chính

79

6

3

23

Võ Nguyên Phong

Giám đốc Sở Xây dựng

79

7

1

24

Lê Anh Quân

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

68

14

6

25

Nguyễn Hồng Sơn

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

60

26

2

26

Nguyễn Phi Thường

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải

70

17

1

27

Nguyễn Hải Trung

Giám đốc Công an

77

9

2

28

Ngô Anh Tuấn

Giám đốc Sở Tư pháp

59

27

2

8 trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm

Có 8 trường hợp không lấy phiếu đợt này thuộc diện mới được bầu, bổ nhiệm gồm: Bà Vũ Thu Hà, Phó chủ tịch thành phố cùng các thành viên ủy ban là ông Phạm Kỳ Anh (Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc); ông Trần Đình Cảnh (Giám đốc Sở Nội vụ); ông Nguyễn Huy Cường (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường); ông Nguyễn Xuân Đại (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); ông Nguyễn Việt Hùng (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông); ông Nguyễn Nguyên Quân (Trưởng ban Dân tộc).

Riêng ông Nguyễn An Huy (nguyên Chánh thanh tra thành phố) đã nghỉ chế độ từ đầu tháng 10. Tại kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố với ông Huy.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 nhân sự chủ chốt của Hà Nội- Ảnh 2.

Kỳ họp 14 HĐND TP. Hà Nội - Ảnh: VGP/Gia Huy

Lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động giám sát rất quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Lấy phiếu tín nhiệm là một hoạt động giám sát quan trọng, được thực hiện theo Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị "về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị" và Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội "về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn".

Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu HĐND Thành phố; qua ý kiến, kiến nghị của cử tri và thực tiễn theo dõi, giám sát, các vị đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, đánh giá công tâm, khách quan, chính xác trong ghi phiếu đối với các chức danh do HĐND Thành phố bầu theo quy định.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động giám sát rất quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

 Thông qua đó, người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong thời gian tới.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiếp tục là một trong những thành công để giúp cho hoạt động của bộ máy nhà nước có những bước phát triển mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thành phố có đầy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.