Điều 15, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
a) Quyết định biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước Trung ương ở địa phương;
b) Quyết định chiến lược, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương;
c) Quyết định việc áp dụng thí điểm các chính sách đặc thù trên địa bàn sau khi đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
d) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
đ) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp cơ sở;
e) Giải tán Hội đồng nhân dân cơ sở trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
a) Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; quyết định tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; quyết định tổng số lượng và mức phụ cấp đối với người làm việc ở các tổ chức cộng đồng dân cư; quyết định chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
c) Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính ở địa phương;
d) Quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm theo quy định của pháp luật;
g) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật;
h) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;
a) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của địa phương, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quyết định cơ chế, chính sách, biện pháp liên quan đến tài chính, ngân sách, đầu tư của địa phương về dự toán thu ngân sách nhà nước; về phí, lệ phí, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; việc vay các nguồn vốn;
c) Quyết định các chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định biện pháp thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng, họp tác giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền.
a) Quyết định chính sách, biện pháp phát triển công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
a) Quyết định các chủ trương, chính sách lớn trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, phòng chống thiên tai tại địa phương;
b) Thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền; quyết định bảng giá đất theo quy định của pháp luật.
a) Quyết định chính sách, biện pháp phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định chính sách, biện pháp phát triển xây dựng, giao thông, hạ tầng đô thị, nông thôn của địa phương theo quy định của pháp luật.
a) Quyết định chính sách, biện pháp về phát triển văn hóa, xã hội, sự nghiệp giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định chính sách, biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục, thể thao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định chính sách, biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc người mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác;
d) Quyết định chính sách, biện pháp phòng, chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn;
đ) Quyết định chính sách, biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 16, đề xuất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định việc áp dụng các cơ chế, chính sách để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị theo định hướng chung của trung ương.
2. Quyết định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển đô thị, hạ tầng đô thị, giao thông, sử dụng đất đô thị, khai thác không gian ngầm và công trình trên cao trong đô thị theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù, phân bổ ngân sách và huy động vốn đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định chính sách, biện pháp về quản lý chất lượng môi trường và phát triển bền vững, kiểm soát ô nhiễm, biến đổi khí hậu và phát triển không gian xanh đô thị theo quy định của pháp luật.