Đây là quy tắc thí sinh đặc biệt phải ghi nhớ để tránh ''trượt oan" trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tới đây. Bởi thực tế, trong những mùa thi trước, có nhiều thí sinh dù đã nắm chắc quy chế thi, nhưng vẫn vô tình mắc lỗi dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2023 tại Hà Nội sẽ được tổ chức 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong thời gian 2 ngày từ 10-11/6 tới.
Riêng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 tại TP HCM dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày 6 và 7/6 thay vì ngày 11 và 12/6.
Từ tháng 5/2023, Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó có sự thay đổi về danh sách vật dụng được mang vào phòng thi.
Vì vậy, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 của TP Hà Nội cũng sẽ có điều chỉnh về nội dung này.
Theo đó, các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy chế thi mới gồm: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, Atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý.
Theo quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu mang theo vật dụng trái phép vào phòng thi, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị huỷ kết quả toàn bộ các bài thi của kỳ thi năm đó.
Việc lên kế hoạch ôn tập phù hợp với từng môn là bí quyết quan trọng để đạt điểm cao trong kỳ thi lớp 10 do mỗi môn học sẽ có những đặc thù kiến thức được phân chia riêng biệt theo cấu trúc từng bài thi.
Để ôn luyện, hệ thống kiến thức hiệu quả, có thể xem xét lựa chọn ứng dụng có áp dụng công nghệ để cá nhân hóa lộ trình luyện thi như ứng dụng Ôn Luyện để chuẩn bị tốt kiến thức cho các bài thi vào lớp 10.
Qua Ôn Luyện, mỗi học sinh sẽ làm một bộ đề kiểm tra kiến thức Toán, Văn, Anh lớp 9 được biên soạn theo chuẩn nội dung thi có sẵn trên ứng dụng.
Dựa trên câu trả lời/đáp án của học sinh, hệ thống sẽ chấm điểm, đo lường mức độ hiểu bài từng môn, từ đó "vẽ" lên một "bản đồ năng lực" riêng cho người dùng, chỉ rõ điểm mạnh, kiến thức còn yếu, điểm cần phải luyện tập nhiều hơn.
Giống như một "la bàn", hệ thống sẽ gợi ý cho người dùng hướng ôn thi đúng đắn nhất, chỉ tập trung vào phần kiến thức trọng tâm thi, kiến thức còn thiếu sót, tránh học lan man, tốn thời gian.
Môn Ngữ Văn: Chủ yếu kiến thức đề ra đều thuộc về các bài trong sách giáo khoa lớp 9. Bài thi thường có cấu trúc gồm ba phần: Đọc – Hiểu 3 điểm, Nghị luận Xã hội 3 điểm và Nghị luận Văn học 4 điểm.
Môn Toán: Có cấu trúc là 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, 30% vận dụng – vận dụng cao.
Đề Toán thông thường gồm 8 câu hỏi, trong đó 7 câu là kiến thức cơ bản với nội dung: Đồ thị, định lý Vi-ét, điều kiện có nghiệm của phương trình, vận dụng kiến thức đã học giải bài toán thực tế. Câu hỏi còn lại là bài toán hình học phẳng, gồm 3 bài toán nhỏ.
Môn Tiếng Anh: Có hai phần cơ bản là ngữ pháp và từ vựng, thí sinh cần phân chia phần tự luận và trắc nghiệm để ôn tập dễ dàng và khoa học hơn.
Tuy áp lực trước kỳ thi quan trọng là không tránh khỏi nhưng các sĩ tử cũng cần sắp xếp được thời gian học và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý, tránh để bản thân rơi vào trạng thái quá tải dẫn đến các căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập và ôn thi vào lớp 10.
Giờ học được cho là hợp lý và khoa học nhất dành cho các sĩ tử là từ 19 giờ tới 22 giờ. Sau đó, nên đi ngủ để tiếp lại năng lượng và để cho bộ não được nghỉ ngơi sau một ngày học tập căng thẳng.