Theo đó, đối tượng áp dụng là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan Thuế, hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
Quyết định trên quy định cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
+ Không quá 5.000m2 cho mỗi loại đất đối với khu vực đô thị và xã Long Hưng thuộc TP. Biên Hòa; trường hợp được giao nhiều loại đất trong cùng nhóm đất nông nghiệp thì tổng diện tích đất được giao không quá 10.000m2;
+ Không quá 10.000m2 cho mỗi loại đất đối với khu vực nông thôn; trường hợp được giao nhiều loại đất trong cùng nhóm đất nông nghiệp thì tổng diện tích được giao không quá 20.000m2.
Còn đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng:
+ Không quá 10.000m2 cho mỗi loại đất đối với khu vực đô thị và xã Long Hưng, TP. Biên Hòa;
+ Không quá 20.000m2 cho mỗi loại đất đối với khu vực nông thôn.
Trường hợp vượt hạn mức giao đất quy định trên thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2024. Sở TN&MT Đồng Nai được giao chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này và tổng hợp các khó khăn vướng mắc, đề xuất điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc ban hành đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Quyết định này quy định cụ thể về đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục dích khác trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đối tượng áp dụng là chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Cụ thể, đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng trồng trên cạn là hơn 239 triệu đồng/ha. Còn đối với rừng trồng ngập mặn là hơn 342 triệu đồng/ha.
Riêng đối với chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, đơn giá trồng rừng thay thế được tính bằng 3 lần đối với từng loại rừng tương ứng.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí trồng rừng thay thế theo đúng quy định.
Cùng với đó, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tham mưu triển khai tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định; trong trường hợp có quy định mới của cấp có thẩm quyền hoặc có biến động làm tăng hoặc giảm đơn giá trồng rừng thay thế, Sở NN&PTNT kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai để xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.