Điểm sàn đánh giá năng lực là ngưỡng điểm tối thiểu để tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy do các đại học tổ chức. Căn cứ vào mức điểm này, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, học viện.
Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM được 105 trường đại học, cao đẳng đăng ký để sử dụng để tuyển sinh. Con số này là 90 và 40, lần lượt với kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội và Bách khoa Hà Nội.
Con đường tới giảng đường đại học rộng mở hơn đối với các thí sinh, sức hút của kỳ thi ngày càng lớn, vì thế thu hút số lượng thí sinh đăng ký các kỳ thi đánh giá năng lực cao kỷ lục.
TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết, tại kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, ĐHQG - HCM đã ghi nhận khoảng 94.315 xác nhận tham gia và 93.828 bài thi được chấm.
Đại học Bách khoa Hà Nội ghi nhận khoảng 30.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá tư duy, gần gấp 3 lần so với năm ngoái.
Tại kì thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Ngoại thương đặt điểm sàn là 830 điểm (trên thang điểm 1200), cao nhất tính đến hiện tại. Mức điểm sàn phổ biến của kì thi đang nằm ở mức là 600-700/1.200 điểm. Một số trường tư thục như Đại học Văn Lang, Hồng Bàng, Nguyễn Tất Thành... lấy mức 750, áp dụng với các ngành Dược học, Y khoa, Răng - Hàm - Mặt.
Đối với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương với mức điểm sàn cao nhất với 120/150 điểm cho ngành Y khoa và 100 điểm cho các ngành còn lại. Điểm sàn của các trường khác chủ yếu ở mức 75-80 điểm (trên thang điểm 150).
STT | Trường | Điểm sàn đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia TP HCM) Thang điểm 1200 | Điểm sàn đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội) Thang điểm 150 | Điểm sàn đánh giá tư duy (ĐH Bách khoa Hà Nội) Thang điểm 100 |
1 | ĐH Kinh tế TP HCM | 500-730 (đợt 1) |
|
|
2 | ĐH Công thương TP HCM | 600-700 |
|
|
3 | ĐH Kiến trúc TP HCM | 700 (đợt 1) |
|
|
4 | ĐH Tôn Đức Thắng | 600 |
|
|
5 | ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM | 600 |
|
|
6 | Học viện Hàng không Việt Nam | 600 | 66 |
|
7 | ĐH Văn Lang | 750 (Răng-Hàm-Mặt, Dược, Y khoa); 700 (Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học); 650 (còn lại) |
|
|
8 | ĐH Hoa Sen | 600 |
|
|
9 | ĐH Văn Hiến | 550 (trừ Điều dưỡng, Piano, Thanh nhạc) |
|
|
10 | ĐH Quốc tế Sài Gòn | 600 |
|
|
11 | ĐH Gia Định | 600 |
|
|
12 | ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) | 600 |
|
|
13 | ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) | 750 (ngành Dược) 650 (còn lại) |
|
|
14 | ĐH Hùng Vương | 500 |
|
|
15 | ĐH Nguyễn Tất Thành | 650 (Y khoa); 570 (Dược, Giáo dục mầm non); 550 (còn lại) | 85(Y khoa) |
|
16 | ĐH Quốc tế Hồng Bàng | 750 (Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược, Y học cổ truyền); 650 (Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng); 600 (còn lại) |
|
|
17 | ĐH Kinh tế Quốc dân | 700 | 85 | 60 |
18 | ĐH Ngoại thương | 850 | 100 |
|
19 | ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) | 750 | 80 |
|
20 | ĐH Quản trị và Kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội) | 750 (Quản trị nhân lực và nhân tài; Truyền thông và Marketing); 760 (còn lại) | 80 (Quản trị nhân lực và nhân tài; Truyền thông và Marketing); 85 (còn lại) |
|
21 | ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) |
| 80 (riêng ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu nhân hệ số 2 điểm tư duy định lượng) |
|
22 | ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) |
| 80 |
|
23 | ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) |
| 80 |
|
24 | ĐH Công nghệ Giao thông vận tải |
|
| 50 |
25 | ĐH Giao thông vận tải |
|
| 50 |
26 | ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội |
| 75 | 50 |
27 | ĐH Mở Hà Nội |
| 75 | 50 |
28 | ĐH Công nghiệp Hà Nội |
| 75 | 50 |
30 | Học viện Chính sách và Phát triển |
| 75 | 60 |
31 | ĐH Công nghiệp Việt Trì |
| 50 |
|
32 | Học viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông | 600 | 75 | 50 |
33 | Học viện Ngân hàng |
| 85 |
|
34 | Học viện Tài chính |
| 90 | 60 |
35 | Học viện Quân y | 600 | 75 |
|
36 | Học viện Hậu cần | 600 | 75 |
|
37 | Học viện Kỹ thuật quân sự | 600 | 75 |
|
38 | Học viện Biên phòng | 600 | 75 |
|
39 | Sĩ quan Phòng hóa | 600 | 75 |
|
40 | Sĩ quan Pháo binh | 600 | 75 |
|
41 | Sĩ quan Chính trị | 600 | 75 |
|
42 | Sĩ quan Công binh | 600 | 75 |
|
43 | Sĩ quan Lục quân 2 | 600 | 75 |
|
44 | ĐH Sao Đỏ |
| 60 | 50 |
45 | ĐH Thành Đô |
| 70 |
|
46 | ĐH Thăng Long |
| 80 | 55 |
47 | ĐH Phenikaa |
| 70 | 50 |
48 | ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương |
| 120 (ngành Y khoa) 100 (còn lại) |
|
49 | ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) |
| 80 |
|
50 | ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) | 700 |
|
|
51 | Khoa Kỹ thuật và Công nghệ (ĐH Huế) | 600 |
|
|
52 | ĐH Đà Lạt | 800 (các ngành sư phạm); 600 (còn lại) |
|
|
53 | ĐH Yersin Đà Lạt | 20 (điểm quy đổi với ngành Dược); 18 (Điều dưỡng); 15 (còn lại) |
|
|
54 | ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) | 720 |
|
|
55 | ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) | 600 |
|
|
56 | ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt -Hàn (ĐH Đà Nẵng) | 600 |
|
|
57 | ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) | 600 |
|
|
58 | ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) | 600 |
|
|
59 | ĐH Xây dựng Miền Trung | 600 |
|
|
60 | ĐH Quy Nhơn | 600 |
|
|
61 | ĐH Nha Trang | 500-675 |
|
|
62 | ĐH Duy Tân | 750 (Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược); 700 (còn lại, trừ Kiến trúc) | 85 (Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược); 80 (còn lại, trừ Kiến trúc) |
|
63 | ĐH Phan Châu Trinh | 650 (Y khoa, Răng-Hàm-Mặt); 550 (Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học); 450 (Quản trị bệnh viện) |
|
|
64 | ĐH Quang Trung | 500 |
|
|
65 | ĐH Tiền Giang | 600 |
|
|
66 | ĐH Kiên Giang | 710 (các ngành sư phạm); 550 (còn lại) |
|
|
Theo đại diện Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, tuy điểm bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội không giới hạn thời gian sử dụng nhưng trung tâm khuyến nghị nên sử dụng kết quả bài thi này trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày thi cho mục đích tuyển sinh.
Ba đợt thi còn lại trong mùa tuyển sinh năm nay diễn ra vào 11-12/5, 26/5 và 1-2/6 tại 11 tỉnh, thành, gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bài thi HSA được làm trên máy tính trong 195 đến 199 phút, điểm tối đa là 150. Thí sinh biết điểm ngay sau khi làm bài.
Đề gồm ba phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án), câu hỏi điền đáp án ở lĩnh vực Toán học (50 câu, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu, 60 phút). Phần 1 và 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm, không tính điểm.