Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ba tháng luyện tập tập trung và 15 ngày có mặt ở thành phố Điện Biên Phủ với nhiều lần hợp luyện, các khối tham gia diễu, duyệt đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc với đồng bào, chiến sĩ và nhân dân Điện Biên.
Trước khi các lực lượng sẽ tổ chức cơ động về đơn vị, rất đông người dân đã đến tận xe, chụp ảnh, cổ vũ, động viên, lưu luyến chia tay.
Phút chia tay nhiều cảm xúc.
5416639189932
5416581515365
Hòa vào dòng người chung niềm vui tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có nhiều người nổi tiếng, hot tikoker, facebooker có ảnh hưởng, đặc biệt là với giới trẻ , tham gia, dõi theo chương trình kỷ niệm, diễu binh, diễu hành tại TP. Điện Biên Phủ. Họ góp phần lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước, lịch sử hào hùng của dân tộc tới thế hệ trẻ.
10h35:
Khí thế diễu binh trên đường Võ Nguyên Giáp, mặc dù di chuyển qua chặng đường khá dài, song các khối vẫn vừa diễu binh vừa hát vang bài ca khúc quân hành, thể hiện khí thế người lính.
5416598788334
9h30:
Cùng lúc diễn ra lễ chào cờ, đội bay gồm 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua lễ đài chính. Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Chương trình diễu binh, diễu hành cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giữ vững bản chất cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng; khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
21 loạt pháo lễ (mỗi loạt 3 quả) được bắn khi ở sân vận động Điện Biên thực hiện nghi thức Chào cờ. Lữ đoàn 45, Binh chủng Pháo binh là đơn vị được giao trọng trách này.
9h10
Khối xe đạp thồ tiến vào Sân vận động tỉnh.
9h00: Các khối diễu binh chia làm 3 hướng.
Đội diễu binh của các khối Quân đội, Dân quân tự vệ và Công an đi đến khu vực ngã tư A1 (giao đường Hoàng Văn Thái – Võ Nguyên Giáp). Tại đây, các lực lượng chia làm 3 tuyến.
Hướng 1: 8 khối lực lượng vũ trang và các khối tỉnh Điện Biên rẽ phải đi theo đường Võ Nguyên Giáp về vị trí tập kết tại đường 7/5 (phường Him Lam).
Hướng 2: 7 khối các lực lượng Quân đội đi thẳng qua cầu A1, đường Nguyễn Hữu Thọ, về vị trí tập kết tại khu vực Trạm Y tế phường Thanh Trường.
Hướng 3: 9 khối lực lượng Công an rẽ trái đi theo đường Võ Nguyên Giáp đến khu vực đô thị Pom La (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên).
Sự hùng tráng, khí thế của các lực lượng đã mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho người dân và du khách. Khi các khối từ xa đi đến, người dân đã hồ hởi vẫy cờ, vẫy hoa, vẫy tay chào đón, cổ vũ nhiệt tình, tạo không khí hết sức náo nhiệt và rạo rực. Nhiều người bày tỏ sự xúc động khi được hòa mình trong không khí hào hùng và lần đầu tiên được tham gia, chứng kiến sự kiện kỷ niệm hoành tráng đến thế, niềm tự hào dân tộc cứ thế dâng trào khôn xiết.
8h30
Không khí đông vui, náo nhiệt đón chờ đoàn diễu binh, diễu hành tại khu vực Ngã tư Nghĩa trang liệt sĩ A1.
Trời đã tạnh mưa, không khí trên các khán đài rất sôi động.
------------
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!
Kính thưa các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động!
Thưa quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài!
Hôm nay, trong không khí vui mừng, phấn khởi, tự hào của cả nước, tại thành phố Điện Biên Phủ tươi đẹp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một chiến thắng vĩ đại "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc".
Trước hết, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệt liệt chào mừng và xin gửi tới quý vị đại biểu, khách quý, đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài cùng Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên lời chào trân trọng, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Nhân buổi Lễ long trọng này, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thân ái gửi đến toàn thể quý vị, đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước lời chúc mừng, những tình cảm chân thành, thân thiết nhất và chúc Lễ kỷ niệm của chúng ta thành công tốt đẹp!
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ công lao vĩ đại và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - Vị Lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - Người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân và hòa bình, tiến bộ của nhân loại.
Chúng ta tưởng nhớ và tri ân sâu sắc Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chúng ta khắc ghi và biết ơn công lao to lớn của các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thế hệ cán bộ, tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ cùng toàn thể các lực lượng vũ trang và Nhân dân ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã tận tâm, tận lực, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình, cùng góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Sau 70 năm ngày Chiến thắng, chúng ta vẫn băn khoăn, trăn trở, ngậm ngùi khi còn đó nhiều liệt sỹ chưa xác định được đủ thông tin; nhiều cựu chiến binh vẫn đau đáu nỗi niềm tìm kiếm đồng đội; nhiều gia đình vẫn ngày đêm trông ngóng thông tin về người thân đã hy sinh trên chiến trường; máu xương của các anh hùng liệt sỹ đã hòa quện vào lòng đất Điện Biên - Tây Bắc, để góp phần cho ngày hôm nay đất nước ta được độc lập, tự do và Nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc.
Với truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung của dân tộc, chúng ta chân thành biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa của Trung Quốc, các nước Liên Xô cũ, các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Lào, Campuchia anh em trong liên minh đoàn kết chiến đấu Ba nước Đông Dương đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam nói chung.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Thừa hưởng những thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và niềm vui độc lập chưa lâu, Nhân dân ta lại phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết một lòng, với tinh thần "Nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhất tề đứng lên kháng chiến và lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp.
Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị đã đánh giá tình hình và quyết định thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động đánh địch trên các mặt trận, phối hợp chặt chẽ trên phạm vi cả nước và trên toàn Đông Dương với phương châm "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt"; dẫn đến sự đảo lộn của Kế hoạch Na-va, buộc địch bị động chống đỡ và ngày càng lún sâu vào thất bại trên khắp các chiến trường. Trước sự tăng cường hoạt động của ta trên hướng Tây Bắc và các chiến trường khác, địch vội cho quân đánh chiếm Điện Biên Phủ với âm mưu biến nơi đây thành "một tập đoàn cứ điểm mạnh", "một pháo đài khổng lồ không thể công phá".
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, nhận định đúng và rõ tình hình chiến trường, thế và lực của ta, ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bác Hồ kính yêu đã chỉ thị: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho bằng được". Điện Biên Phủ đã trở thành "điểm quyết chiến chiến lược" giữa ta và địch, trong đó Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh".
Để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, chúng ta đã mở các đợt tiến công chiến lược trên khắp các chiến trường. Những chiến công vang dội của quân và dân ta trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, vừa tiêu diệt nhiều sinh lực địch, vừa giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, làm phá sản kế hoạch Na-va, buộc địch phải chia cắt, phân tán lực lượng để đối phó.
Tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, từ công tác bảo đảm bí mật, hậu cần, quân số cho đến vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật; trong khi đó địch "binh hùng, tướng mạnh" với vũ khí, trang thiết bị hiện đại. Phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, dân công hoả tuyến cùng nhân dân các địa phương đã ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, xuyên đèo, lội suối, mở hàng nghìn km đường giao thông cho bộ đội hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, hậu cần cho Chiến dịch. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, với ý chí cứu nước dâng cao như "triều dâng, thác đổ", chúng ta đã hội tụ được sức mạnh tổng hợp vô song, sẵn sàng cho Chiến dịch.
Quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh", Đảng ủy Mặt trận, trực tiếp là Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, với tư duy quân sự độc đáo, sự mưu lược, quyết đoán của một vị tướng tài ba, đã sáng suốt quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc" ngay trước giờ mở màn Chiến dịch.
Trải qua "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn…", với "đôi chân đất", tinh thần thép và ý chí chiến đấu quật cường, bền bỉ, anh hùng của quân và dân ta, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vang dội - "Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng", giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính", là thắng lợi của tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", là sự kết tinh sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; tạo cơ sở, tiền đề cho việc giải phóng, xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công".
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được Nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch.
Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - một đội quân "từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu" với trên 4 vạn cán bộ, chiến sỹ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của Nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn. Đến nay, 70 năm đã trôi qua, nhưng những bài học kinh nghiệm đó vẫn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ hôm nay và mai sau:
Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Hai là, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xác định đúng đường lối chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam.
Bốn là, xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Năm là, kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách như Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp Nhân dân Campuchia lật đổ và thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu nhiều đau thương, mất mát nhất sau Chiến tranh thế giới thứ II, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; GDP bình quân đầu người tăng 58 lần so với thời kỳ đầu đổi mới, đạt 4.300 USD năm 2023; thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu. Việt Nam được Liên hợp quốc công nhận là một trong những nước đi đầu trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) và đang nỗ lực cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).
Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 nước, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với 230 quốc gia, vùng lãnh thổ và là hình mẫu của hàn gắn và khôi phục vết thương sau chiến tranh. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; gìn giữ được môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho hợp tác phát triển.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; xu hướng phân tách, phân mảnh và cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; xung đột vũ trang, căng thẳng ở một số khu vực trên thế giới.
Sau đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các yếu tố rủi ro gia tăng. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với toàn thế giới; những yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống như cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... ngày càng phức tạp, khó dự báo, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trước tình hình đó, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những thành tựu, kết quả đã đạt được; nhưng cũng không bi quan, hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức; ngược lại càng áp lực, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn; khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa; càng phấn khởi, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước, càng củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai; vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về dân tộc Việt Nam anh hùng, nghìn năm văn hiến, phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thời gian tới chúng ta nguyện tiến bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng chung sức, đồng lòng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện thật tốt chủ trương: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên để hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; trong đó tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
1. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, liên kết vùng, đô thị hóa...
2. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị với quan điểm xuyên suốt là: lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển nhanh, bền vững; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng; phát huy mạnh mẽ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và khát vọng cống hiến, vươn lên, nhất là đối với thế hệ trẻ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; ưu tiên bố trí nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; trong đó có tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc "phên giậu" thân yêu của Tổ quốc.
3. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện chính sách quốc phòng "bốn không" (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
4. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam": gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
5. Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; lan toả gương người tốt, việc tốt; tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, phát triển nhanh, bền vững.
Thưa các vị khách quý và đồng bào, chiến sĩ cả nước!
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi xin kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng, đồng tâm, hiệp lực; tận dụng mọi thời cơ, vận hội mới; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng với tất cả sự quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
"Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".
Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn thể chúng ta, với tất cả trách nhiệm, lý trí và nghị lực, hãy sống, làm việc, cống hiến hết sức mình; hãy nỗ lực vươn lên bằng trí tuệ, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn trong từng nhịp đập của mỗi trái tim; hãy góp sức, nỗ lực nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân; hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ muôn năm!
Vinh quang đời đời thuộc về các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân!
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
Xin trân trọng cảm ơn!
*Phát biểu tại lễ mít tinh, ôn lại quá trình đấu tranh gian khổ và hào hùng, Cựu chiến sĩ Điện Biên Phạm Đức Cư, đại diện chiến sĩ Điện Biên và các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ bày tỏ niềm tự hào đã đóng góp một phần công sức của mình để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên nói riêng và đất nước tươi đẹp như ngày nay; quyết tâm luôn phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong lối sống, chấp hành và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; mong muốn các thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ, tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, lập nên kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn viên Vũ Quỳnh Anh, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam bày tỏ niềm hạnh phúc, tự hào được sinh ra trong hòa bình, tại mảnh đất Điện Biên lịch sử; nguyện khắc ghi công lao của lớp lớp cha anh đã cống hiến, dựng xây; coi đây là hành trang quý giá trên con đường học tập, lập thân, lập nghiệp của mình; nguyện không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần, chung sức cùng cộng đồng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân; mang khát vọng xung kích của tuổi trẻ và khát vọng chung của cả dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh.
Các khối diễu binh, diễu hành bắt đầu di chuyển vào trong Sân vận động tỉnh.
8h00: Trong không khí náo nức, phấn khởi ngày đại lễ, cán bộ chiến sĩ lực lượng công an luôn sẵn sàng giao lưu với bà con nhân dân thành phố Điện Biên Phủ.
7h40:
7h20:
Thành phố Điện Biên Phủ đang mưa lớn, người dân vẫn cầm ô di chuyển về khu vực Sân vận động tỉnh - nơi diễn ra Lễ kỷ niệm.
Ngay trước Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay (7/5), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn đã đến dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.
Cùng đi với đoàn có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên... cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, các đại biểu tham dự Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, diễn tại tại TP. Điện Biên Phủ.
Đoàn trân trọng dâng hoa, dâng hương, thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và đồng bào đã anh dũng chiến đấu, hy sinh tại Chiến trường Điện Biên Phủ.
7h00: Công tác chuẩn bị bay trình diễn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Khối Không quân đã hoàn tất. Đội hình bay gồm 11 máy bay trực thăng treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc.
Theo kế hoạch, 7 giờ 40 phút, các đội bay nổ máy; 8 giờ đội hình 11 chiếc máy bay cất cánh về Sân vận động tỉnh – nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Không khí tại sân vận động
Sau khi có mặt tại điểm tập kết trên đường Trường Chinh, khối sĩ quan đặc công tranh thủ tập luyện trước khi bước vào buổi diễu binh chính thức.
Ngã tư đường Hoàng Văn Thái – Võ Nguyên Giáp, hay còn gọi là ngã tư A1 (khu vực Đồi A1 – Nghĩa trang Liệt sĩ A1 – Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) là một trong những điểm tập trung đông người dân và du khách nhất trên các tuyến đường trong TP. Điện Biên Phủ trong ngày đại lễ 7/5 này.
Bởi lẽ đây là điểm các đội lực lượng diễu hành qua và tiếp tục chia làm 3 hướng theo kế hoạch. Tại đây cũng gần dàn pháo lễ “khai hỏa” mở màn Lễ kỷ niệm (đặt tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) và màn hình led truyền hình trực tiếp buổi lễ (đặt tại sân ngoài Nghĩa trang Liệt sĩ A1).
Vì vậy, từ tờ mờ sáng nhiều người dân từ khắp mọi nơi đã đổ về đây háo hức đón chờ. Cập nhật đến 5 giờ 30 phút, 2 bên đường xung quanh khu vực ngã tư A1 đã đông kín người dân.
Bà Nguyễn Thị Huyền cùng đoàn 10 người thân trong gia đình vừa từ Hải Dương lên đến TP. Điện Biên Phủ lúc 4 giờ 30 phút sáng, cũng xếp hàng chờ tại đây từ 5 giờ. Bà Huyền cho biết: Tôi ở xa nhưng khí thế Điện Biên rạo rực quá, cả gia đình quyết định đi cả đêm lên đây, muốn hòa vào khí thế hào hùng của đất nước trong ngày đặc biệt này. Chiều cả nhà lại về luôn”.
Dự kiến hơn 9 giờ các lực lượng diễu binh, diễu hành mới đi qua khu vực này, nhưng người dân vẫn kiên nhẫn chờ đợi trong sự hào hứng, vui vẻ và trật tự.
5h00: Các tuyến đường vào trung tâm thành phố, hướng đến Sân vận động tỉnh đều đã cấm xe ô tô (trừ xe ưu tiên), xe máy tiếp tục được di chuyển đến bãi để xe theo quy định.
Mặc dù đã kín chỗ hai bên đường khu vực ngã tư A1, song nhân dân và du khách vẫn tiếp tục đổ về khu vực này để tìm chỗ đứng xem các khối diễu binh diều hành đi qua.
4h30: Lực lượng chức năng thực hiện lệnh cấm các loại phương tiện (trừ xe ưu tiên) đi vào đường Võ Nguyên Giáp.
Được biết, để bảo đảm ATGT, tạo điều kiện cho nhân dân, khách du lịch di chuyển an toàn, thông suốt trong ngày diễn ra Lễ kỷ niệm, lực lượng chức năng thực hiện việc cấm đường, phân luồng trên 7 tuyến trong toàn thành phố.
Trong đó, cấm Đường Võ Nguyên Giáp đoạn từ sau ngã ba giao với đường Đỗ Nhuận (đường đi Khu du lịch sinh thái Him Lam) đến ngã ba giao với đường Nguyễn Trãi (đường vào trại 1); đường Hoàng Công Chất đoạn từ Sân vận động tỉnh đến ngã tư giao với đường Nguyễn Ngọc Bảo (đường đôi cạnh chợ Noong Bua) và cấm toàn bộ các tuyến đường: Trường Chinh, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Phú Xuyên Khung, Trần Can, Phan Đình Giót.
3 giờ 30: Nhiều người dân đã tập trung rất đông tại khu vực ngã tư Nghĩa trang A1, trên tay cầm ghế, cờ, hoa và chọn cho mình những vị trí dễ quan sát nhất để chờ đón các khối diễu binh, diễu hành trong Chương trình Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Một số du khách thậm chí đã tập trung ở đây từ 2 giờ sáng để chọn và giữ chỗ.
1 giờ sáng: Nô nức người dân, du khách thập phương đã đổ dồn về khu vực SVĐ tỉnh, nghĩa trang A1… chờ đợi, chọn chỗ thuận tiện nhất để có thể theo dõi màn duyệt binh, diễu hành nhân ngày kỷ niệm.
Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Điện Biên chia sẻ: Gia đình nhà khá xa nên lựa chọn đi sớm, ngoài chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống gia đình còn chuẩn bị thêm ghế nhỏ để có thể thuận lợi nhất đón xem duyệt binh.
Tương tự như bà Lan, chị Nguyễn Thị Thảo, du khách từ Quảng Bình cho biết: Đoàn tôi có 15 người, vừa mới thuê xe lên Điện Biên. Ngay sau khi xem chương trình nghệ thuật đặc biệt cùng màn pháo hoa mãn nhãn tại TP. Điện Biên Phủ, đoàn chúng tôi thuê nhà nghỉ tiến hành tắm rửa, ăn uống sau đó liền bắt xe ra SVĐ chờ xem duyệt binh, diễu hành.
Theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm hiện tại ở nút giao thông khu vực nghĩa trang A1, đồi A1, cổng ra đoàn duyệt binh khu vực SVĐ đã bắt đầu đông người. Có những người đến từ 1 giờ sáng đồng thời mang đầy đủ các vật dụng cần thiết. Cùng với đó là từng chuyến xe chở du khách thập phương với sự mong chờ, háo hức trong ngày đại lễ 7/5.
Bà Hà Thị Lịch, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) cùng gia đình, họ hàng hẹn nhau đi xem từ lúc hơn 17 giờ. Dù đã chờ đợi 2 tiếng đồng hồ để đón xem chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, song khuôn mặt ai cũng vui vẻ với nụ cười tươi rói.
Bà Lịch cho biết: Dù xem trực tiếp hay xem qua màn hình rộng, chúng tôi đều rất phấn khởi khi được xem những chương trình đặc sắc, ấn tượng diễn ra tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Sau chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc Vàng Lịch Sử” là màn pháo hoa tầm cao chào mừng tại khu vực sông Nậm Rốm.
Để có vị trí đẹp chiêm ngưỡng, rất nhiều người dân đã ra các khu vực cầu Mường Thanh và đường ven sông Nậm Rốm từ khá sớm.
Và thành quả là rất xứng đáng khi bà con đã được ngắm một màn pháo hoa tầm cao mãn nhãn…
Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn Phó Thủ tướng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Trước ngày đại lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 6/5, lượng người dân và du khách đổ về trung tâm TP. Điện Biên Phủ, đặc biệt là các điểm di tích, trung tâm nơi diễn ra các sự kiện tăng rất cao.
Ghi nhận của phóng viên, cuối buổi chiều 6/5, thời điểm chỉ còn vài tiếng trước khi diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc Vàng Lịch Sử”, rất nhiều người đổ về Quảng trường 7/5, nơi diễn ra sự kiện. Các điểm di tích lịch sử: Hầm Đờ cát, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đồi A1, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ… người ra vào cũng phải chen chân.
Sau Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc Vàng Lịch Sử” là màn trình diễn pháo hoa.
Vì thế, cũng rất nhiều người dân và du khách lựa chọn di chuyển sớm để tìm ví trí thuận lợi nhất chiêm ngưỡng màn pháo hoa này.
Dòng người đan nhau như mắc cửi, đôi lúc đã khiến cho một số vị trí trung tâm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ ách tắc giao thông; các lực lượng chức năng đã kịp thời điều tiết hiệu quả…
Một số hình ảnh người dân và du khách nô nức hướng về Quảng trường 7/5:
Chiều nay (6/5), tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc tiếp xã giao Đại tướng Chăn-sạ-mỏn Chăn-nha-lạt, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Đại tướng Phan Văn Giang cảm ơn Đảng, Chính phủ, Nhà nước Lào đã cử đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ sự tri ân, thăm hỏi các cựu chiến binh Lào từng "kề vai sát cánh" cùng Quân đội Việt Nam trong các thời kỳ kháng chiến, nhất là kháng chiến chống Pháp và Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tại buổi gặp mặt, hai bên đều khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những sự kiện lịch sử, có ý nghĩa to lớn đối với Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết, liên minh chiến đấu vĩ đại giữa hai Quân đội và Nhân dân hai nước Việt Nam – Lào nói riêng, ba nước Đông Dương nói chung; là tiền đề để dân tộc Việt Nam và Nhân dân các dân tộc Lào đập tan ách đô hộ của chế độ thực dân, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức, là sự kiện tưởng nhớ, tri ân các thế hệ tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc; góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kể lại câu chuyện về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc với các tiết mục nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, hát, múa, hoạt cảnh, thơ…
Chương trình gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: "Toàn dân ra trận", "Khúc tráng ca thế kỷ XX" và "Điểm hẹn hòa bình". Kết thúc chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ.
Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến. Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thế hệ những nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Phát biểu ý kiến tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng về văn hoá kháng chiến, văn hoá giữ nước, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam anh hùng.
Theo Bộ trưởng, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. 70 năm sau ngày chiến thắng, Điện Biên nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới.
Chiều 6/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1.
Cùng tham dự lễ viếng có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương...
Trong không khí thành kính, thiêng liêng và đầy xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên đoàn công tác kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các Anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – Người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiến hành trận quyết chiến quyết thắng Điện Biên Phủ.
Với lòng quả cảm, tinh thần anh dũng hy sinh, qua suốt 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn", các Anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên đã cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt - "Một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử dân tộc ta, non sông đất nước ta.
Được xây dựng năm 1958 và nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 cách điểm di tích lịch sử đồi A1 khoảng 100 m về phía nam, là nơi yên nghỉ của 644 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Dự kiến trong hai ngày 6/5 và 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức sáng 7/5 tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã quyết định trích 7 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi và nguồn chi phí của Tập đoàn để hỗ trợ tỉnh Điện Biên xây dựng các công trình an sinh xã hội và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trong đó, tập đoàn ủng hộ 5 tỷ đồng để xây dựng trường học và làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; 2 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tiếp nhận kinh phí ủng hộ, đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã nhận được kinh phí hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước. Thời gian tới, tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Tập đoàn trong thực hiện các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhằm chung tay góp sức cho Ngành Y tế tỉnh Điện Biên có thêm phương tiện vận chuyển bệnh nhân, đảm bảo công tác y tế trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), chiều 6/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức bàn giao xe cứu thương chất lượng cao cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế dự chương trình.
Xe cứu thương chất lượng cao có trị giá 1,2 tỷ đồng, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật về môi trường, chất lượng. Xe được trang bị đầy đủ các thiết bị cấp cứu hiện đại như cáng cứu thương, bình ôxi, máy hút dịch…
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phạm Tiến Biên bày tỏ lời cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã hỗ trợ phương tiện hiện đại để bệnh viện phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu bệnh nhân.
Đồng thời cam kết sẽ sử dụng xe cứu thương thật sự có hiệu quả, phát huy được hết công năng của thiết bị, phục vụ thật tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, chiều ngày 6/5, đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa, dâng hương viếng Nghĩa trang Liệt sĩ A1.
Tham dự lễ viếng có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng...
Tham dự lễ viếng còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố...
Về phía tỉnh Điện Biên, có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh...
Do điều kiện công tác, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), đã gửi vòng hoa và lễ kính dâng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1.
Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu nghiêm trang, trọng thể, thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ – những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Với sự tri ân sâu sắc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dành phút mặc niệm, kính mong anh linh các anh hùng liệt sĩ phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, đất nước Việt Nam phát triển cường thịnh, giàu mạnh, trường tồn, Nhân dân Việt Nam luôn được bình an, hạnh phúc; Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thành công tốt đẹp.
Sau lễ viếng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã thắp hương lên từng phần mộ liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ A1.
Cũng trong chiều nay, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã đi thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, di tích Đồi A1, di tích Trung tâm Đề kháng Him Lam.
Chiều nay (6/5), Đoàn công tác Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; Nghĩa trang liệt sĩ A1. Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và nghĩa trang Liệt sĩ A1, Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu đã thành kính dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cán bộ chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; quân và dân đã anh dũng chiến đấu, hy sinh làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân nguyện đoàn kết một lòng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng đất nước ngày một hùng cường, thịnh vượng.
Tiếp đó, Đại tướng Phan Văn Giang đã đến dự và thực hiện nghi thức gắn biển đường mang tên Anh hùng Tạ Quốc Luật tại thành phố Điện Biên Phủ. Tuyến đường Tạ Quốc Luật sát di tích Hầm Đờ cát, là tuyến đường lớn vừa được tỉnh Điện Biên đầu tư nâng cấp với chiều dài 1,11km, mặt cắt đường 13,5m, điểm đầu từ ngã ba cầu Mường Thanh, điểm cuối tiếp giáp ngã 3 đi xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên).
Cũng trong chiều nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ lực lượng các khối diễu binh, diễu hành tại Trung đoàn 82, Sư đoàn 355, Quân khu 2.
Đại tướng Phan Văn Giang ghi nhận, biểu dương tinh thần của các lực lượng đã nỗ lực khắc phục khó khăn về thời tiết, cơ sở vật chất, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mong muốn các đơn vị và từng cán bộ, chiến sĩ tiếp tục cố gắng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, quyết tâm cao nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bao gồm 4 mẫu, bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên một câu chuyện liên hoàn bằng hình ảnh, xuyên suốt từ quá khứ hào hùng tới tương lai tươi sáng của tỉnh Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Bao gồm 4 mẫu, bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên một câu chuyện liên hoàn bằng hình ảnh, xuyên suốt từ quá khứ hào hùng tới tương lai tươi sáng của tỉnh Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Ngày 5/5 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)” tại tỉnh Điện Biên.
Với phong cách thiết kế đồ họa, nội dung cô đọng, đổi mới, không lặp lại những hình ảnh được thể hiện trên các bộ tem đã phát hành, 4 mẫu tem được sắp xếp liên hoàn tạo thành câu chuyện bằng hình ảnh, bối cảnh xuyên suốt là lòng chảo Điện Biên từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng, phát triển của tỉnh Điện Biên nói riêng và của đất nước nói chung.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm của Pháp. Nhờ sự chỉ huy đúng đắn, chuyển phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, cùng sự đồng lòng của quân và dân mà chúng ta đã giành thắng lợi.
Hình ảnh chính trên mẫu tem là đoàn quân đang kéo pháo vào trận. Nền tem thể hiện hình ảnh Sở chỉ huy tại Mường Phăng được bố trí bên trái nhằm minh họa cho mẫu tem (đây là hình ảnh lần đầu tiên được nhắc đến và thể hiện trên tem bưu chính).
Bên cạnh đó là hình ảnh máy bay địch đang đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên để tạo nên một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất lúc bấy giờ nhằm chi phối chiến trường Đông Dương, chính vì vậy mà màu sắc khung cảnh đang thanh bình trở nên u ám.
Để huy động mọi nguồn lực, sức người, sức của, tất cả vì tiền tuyến, vì sự nghiệp chống ngoại xâm, từng đoàn dân công hỏa tuyến, người dân trên toàn quốc, cùng đồng bào các dân tộc Điện Biên, Tây Bắc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Hình ảnh chính trên mẫu tem là đoàn dân quân hỏa tuyến tải đạn, lương thực… phục vụ chiến trường. Nền tem là hình ảnh Bộ đội ta đánh chiếm và kéo cờ trên nóc hầm Chỉ huy của Pháp thể hiện kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ. Màu sắc trên nền mẫu tem được thể hiện tối sẫm, cây cối bị từng đợt bom đạn dội xuống… nhưng không cản được ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta.
Hình ảnh sở chỉ huy của 2 bên được thể hiện trên mẫu 1 và mẫu 2 nhằm miêu tả tính đối lập, đấu trí cam go… và kết quả phần thắng thuộc về chính nghĩa, thuộc về sự anh dũng kiên cường của quân và dân Việt Nam.
Khắc ghi và biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc thể hiện bằng truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo chăm sóc cho thương bệnh binh, quân nhân chế độ chính sách…
Sự tri ân này được thể hiện qua hình ảnh nhóm cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, thăm Bảo tàng lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng đài chiến thắng; lấy đó làm động lực và tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, quyết tâm giữ vững thành quả cha ông để lại, duy trì nền hòa bình, tự do, tiếp bước cha ông xây dựng tổ quốc Việt Nam.
Nền tem là hình ảnh Lễ ký Hiệp định Geneva đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam được các nước, kể cả Pháp phải cam kết tôn trọng.
Sự hy sinh xương máu của thế hệ đi trước để đem lại độc lập, hòa bình cho con em ngày nay và mai sau. Ý tưởng này được thể hiện qua hình ảnh chính là Cô gái dân tộc Thái đang chào đón các em thiếu nhi các dân tộc tung tăng tới trường với niềm hân hoan, hạnh phúc.
Nền tem là hoa ban nở rợp trời trên vùng đất chiến trường Điện Biên xưa, nay đã mọc lên các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ sự phát triển kinh tế, du lịch như trường học, nương lúa chín vàng, xe năng lượng xanh, cảng hàng không hiện đại, máy bay cất cánh… Tất cả nhằm truyền tải thông điệp về sự đổi mới của Điện Biên nói riêng và của đất nước nói chung trong quá trình hội nhập và phát triển sánh vai với các nước trên thế giới.
Đặc biệt, trên cả 4 mẫu tem đều có họa tiết dân tộc Thái được bố trí phía dưới làm nền, qua đó tôn vinh tính đa dạng văn hóa của đồng bào dân tộc.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức.
Tham dự sự kiện có các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố và đại biểu tỉnh Điện Biên khoảng 900 đại biểu.
Sự kiện còn có sự tham dự của 270 đại biểu quốc tế, phóng viên báo chí nước ngoài, trong đó có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamose Chanyalath; Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun; Bộ trưởng Bộ Quân đội và Quốc vụ khanh phụ trách về Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Pháp...
+ Nghi lễ Chào cờ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
+ Phát biểu của đại diện Chiến sĩ Điện Biên Phủ.
+ Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ.
+ Nghi lễ trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho tỉnh Điện Biên.
Sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên sẽ là Lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của khoảng 12.000 người, gồm tất cả các lực lượng của Quân đội, Dân quân tự vệ và Công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội.
Chương trình Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu bằng 21 loạt pháo trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sau đó là phần trình diễn của 09 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua Lễ đài.
Tiếp đó là phần trình diễn của Khối diễu binh (04 khối Nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an) và khối diễu hành (09 khối Cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc) và cuối cùng phần trình diễn của Khối Nghệ thuật.
Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn, quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Các chương trình nổi bật khác phát sóng và truyền hình trực tiếp trên VTV gồm: cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ Quyết thắng” thực hiện tại 5 điểm cầu: Khu vực sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (TP. Hồ Chí Minh).
Điểm cầu Điện Biên Phủ được thiết kế tại không gian của Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, dựa trên 56 bậc thang tượng trưng cho 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm để làm nên chiến thắng lịch sử.
Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” có sự tham gia của gần 1.000 người được thực hiện tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ).
Cùng với các ca sĩ đang được yêu thích, chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, truyền hình trực tiếp lúc 20h10 ngày 6/5 trên kênh VTV1.
Chương trình VTV đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”, phát sóng 20h ngày 7/5 trên kênh VTV1.
(VTV, Báo Điện Biên Phủ, Báo Quân đội nhân dân, Truyền hình Nhân dân, VOV, VGP)