Phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh: Vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần được quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi.
Qua thực tiễn triển khai đề án xây dựng thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian vừa qua, tôi thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đến nay chính sách phát triển nhà ở xã hội chỉ đề cập đến đối tượng trong khu công nghiệp, chưa có sự tham gia của các đối tượng khác, trong khi đó lại có các thành phần khác tham gia rất tích cực.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang lấy ví dụ, toàn bộ các nhà trọ cho công nhân đang toàn bộ do người dân tham gia vào. Trong các quy định hiện hành chưa có quy định nào có sự tham gia của người dân. Mà số lượng này tại công khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần là nhà trọ tự phát của người dân.
Thứ hai, đồng chí Nguyễn Đình Khang hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan niệm nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội, chính là một phần cấu thành của công tác xã hội, rất cần sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước như thông điệp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu kinh nghiệm tại một số nước như Singapore, Hàn Quốc… có sự tham gia của đầu tư công, hoặc giao cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, nhưng rất cần có sự tham gia của Nhà nước.
Do vậy, muốn phát triển nhà ở xã hội nhất là nhà ở cho công nhân, cần xác định: Thứ nhất, đối với các hệ thống cơ chế chính sách cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đặt ra vừa rồi nhưng phát triển chưa mạnh, tình trạng thiếu nhà ở, nhất là nhà ở xã hội.
Thứ hai, đối với thành phần là người dân tham gia vào nhà ở xã hội, nhà ở, nhà trọ cho công nhân rất cần có bàn tay của Nhà nước cũng như sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm cho nhà trọ có tiêu chuẩn, có mật độ…
Tất cả những nội dung đó để bảo đảm huy động được các nguồn lực từ nhân dân cả về tiền bạc, đất đai để tham gia phát triển nhà ở xã hội.
"Như một thôn ở Bắc Giang có 1.000 dân trong khi đó có 10.000 công nhân trọ thì từ hệ thống rác thải đến mọi thứ đều quá tải thì làm sao có thể bảo đảm được tiêu chuẩn cho công nhân", đồng chí Nguyễn Đình Khang dẫn chứng và cho rằng: Người dân không có một chính sách ưu đãi nào nhưng vẫn xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân và công nhân vẫn phải chấp nhận dù các nhà trọ đó tiêu chuẩn không bảo đảm, diện tích phòng trọ chật hẹp.
Một vấn đề nữa lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất là, để phát triển nhà ở xã hội cần sự vào cuộc của Nhà nước, ở đây là các địa phương đang có điều kiện, cân đối được chính sách để phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, cần phát triển nhà ở cho công nhân thuê, bởi không phải công nhân nào cũng có thể mua ngay được nhà.
Theo đồng chí Nguyễn Đình Khang, khi đã xác định được các thành phần như thế, việc sửa đổi cơ chế chính sách, sửa đổi các luật đi theo mới đồng bộ được. Đây là cái chung. Còn cái riêng là sự vào cuộc của địa phương, bởi phải có quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội.
Cái thứ hai là từ quỹ đất ấy thì cần có quy hoạch. Quy hoạch rất mất thời gian. Qua thực tiễn vừa rồi, triển khai một số dự án tại địa phương, chúng tôi thấy việc sửa một quy hoạch phân khu, chi tiết rất mất thời gian.
Thứ nữa là vấn đề giải phóng mặt bằng, nhiều khi các địa phương chưa chuẩn bị, chưa tách được gói giải phóng mặt bằng riêng. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo kết nối hạ tầng, phải có hệ thống hạ tầng đấu nối mới triển khai được.