In bài viết

Đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng

17:06 - 18/09/2024

(Chinhphu.vn) - Đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.

Đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng- Ảnh 1.

 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. 

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, về tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, quy định Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên được hưởng mức lương cơ bản và lương tăng thêm theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tách riêng với tiền lương, tiền thưởng của Ban điều hành và giao cho chủ sở hữu đánh giá, quyết định mức lương, thưởng cụ thể đối với từng người theo đúng phân cấp quản lý "ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương" nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW[1]:

Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:

BẢNG MỨC LƯƠNG CƠ BẢN

Đơn vị: triệu đồng/tháng

Mức lương

cơ bản

Chức danh

Nhóm I

Nhóm II

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị

80

70

60

52

48

42

36

32

2. Trưởng ban Kiểm soát

66

59

51

44

40

35

30

26

3. Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

65

58

50

43

39

34

29

25

Mức lương cơ bản gồm 8 mức, chia theo 02 nhóm doanh nghiệp (nhóm I: áp dụng đối với tổng công ty, tập đoàn kinh tế; nhóm II: áp dụng đối với doanh nghiệp độc lập). 

Mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch (mức 1) là 80 triệu đồng (mức lương này trong Đề án khi báo cáo Trung ương dự kiến thực hiện từ năm 2021 là 70 triệu đồng/tháng, đến nay tính theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự kiến áp dụng từ ngày 01/01/2025 khoảng 80 triệu đồng) và thấp nhất của Kế toán trưởng (mức 8) là 25 triệu đồng/tháng. 

Mức lương cơ bản được quy định gắn với 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận[2] chia theo ngành, lĩnh vực (không dựa vào xếp hạng như hiện hành) theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định. 

Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch để xác định mức lương cơ bản được hưởng theo nguyên tắc phải bảo đảm đủ 03 chỉ tiêu tương ứng với mức lương nào thì được áp dụng mức lương cơ bản đó.

Hệ số tăng thêm tối đa không quá 01 lần[3] để tính mức tiền lương được hưởng gắn với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

 Theo đó, doanh nghiệp có lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn thực hiện của năm trước thì tiền lương kế hoạch tối đa bằng 02 lần mức lương cơ bản (mức lương của Chủ tịch cao nhất tối đa có thể đạt được 160 triệu đồng/tháng) và giao cho chủ sở hữu đánh giá, quyết định mức lương cụ thể của từng người. 

Mức lương tối đa này (Chủ tịch Hội đồng 160 triệu đồng) cao hơn khoảng 18% so với mức lương tối đa (Chủ tịch Hội đồng 135 triệu đồng) theo quy định từ năm 2016 đến nay tại Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và Nghị định số 21/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

 Quy định trích thưởng từ lợi nhuận sau thuế cho Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên theo phân loại doanh nghiệp A, B, C tối đa 02 tháng (cho tương ứng với trích thưởng của người lao động tối đa 03 tháng cho hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi), cao hơn so với quy định hiện hành (1,5 tháng lương).


[1] Nghị quyết số 27-NQ/TW ghi: "Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước"

[2] Trong đó chỉ tiêu vốn cao nhất (tương ứng lương cơ bản mức 1) là 10.000 tỷ trở lên được lấy theo tiêu chí vốn quy mô tập đoàn kinh tế tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ; chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được dựa trên số liệu tổng hợp, thống kê của các Bộ, ngành địa phương về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021- 2023

[3] Hệ số tăng thêm này (01 lần) đã được xác định trong Đề án trình Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Phụ lục

ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG CƠ BẢN CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG, KIỂM SOÁT VIÊN LÀM VIỆC CHUYÊN TRÁCH

(Ban hành kèm theo Nghị định số ...../2024/NĐ-CP

ngày ... tháng... năm 2024 của Chính phủ)

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG NHÓM I

1. Đối tượng áp dụng

a) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; tổng công ty; công ty mẹ được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước; doanh nghiệp nhà nước độc lập đang được xếp hạng, xếp lương, vận dụng xếp lương theo hạng Tổng công ty đặc biệt, Tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b) Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng ở nhóm II tại Mục II Phụ lục này mà đạt đủ điều kiện quy định đối với mức 3 nhóm I trở lên và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thì xem xét, áp dụng mức lương nhóm I tương ứng với kết quả đạt được.

2. Điều kiện áp dụng

a) Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận tương ứng với mức lương cơ bản (mức 1, mức 2, mức 3, mức 4) của nhóm I theo ngành, lĩnh vực như sau:

Nhóm ngành, lĩnh vực hoạt động

Mức lương cơ bản

CHỈ TIÊU

Vốn

(tỷ đồng)

Doanh thu

(tỷ đồng)

Lợi nhuận

(tỷ đồng)

1. Ngân hàng, viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí

Mức 1

≥ 10.000

≥ 40.000

≥ 7.000

Mức 2

≥ 5.000

≥ 25.000

≥ 3.000

Mức 3

≥ 3.000

≥ 15.000

≥ 1.000

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

2. Tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán), khoáng sản, điện, thương mại, công nghiệp

Mức 1

≥ 10.000

≥ 20.000

≥ 5.000

Mức 2

≥ 5.000

≥ 10.000

≥ 2.000

Mức 3

≥ 3.000

≥ 5.000

≥ 700

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

3. Dịch vụ, du lịch, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các lĩnh vực khác

Mức 1

≥ 7.000

≥ 15.000

≥ 5.000

Mức 2

≥ 4.000

≥ 5.000

≥ 2.000

Mức 3

≥ 2.000

≥ 2.000

≥ 700

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

b) Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức lương cơ bản như sau:

- Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc ngành, lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực.

- Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu (vốn, doanh thu, lợi nhuận) của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG NHÓM II

1. Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp áp dụng mức lương cơ bản theo mức 1, mức 2, mức 3 và mức 4 của nhóm II là các doanh nghiệp còn lại, ngoài đối tượng quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục này.

2. Điều kiện áp dụng

a) Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận tương ứng với mức lương cơ bản (mức 1, mức 2, mức 3, mức 4) của nhóm II theo ngành, lĩnh vực như sau:

Nhóm ngành, lĩnh vực hoạt động

Mức lương cơ bản

CHỈ TIÊU

Vốn

(tỷ đồng)

Doanh thu

(tỷ đồng)

Lợi nhuận

(tỷ đồng)

1. Ngân hàng, tài chính, viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất, kinh doanh điện, khai thác khoáng sản, hóa chất

Mức 1

≥ 1.800

≥ 3.000

≥ 800

Mức 2

≥ 1.500

≥ 2.000

≥ 500

Mức 3

≥ 1.000

≥ 1.000

≥ 300

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

2. Kinh doanh xổ số theo địa bàn hoạt động:

- Hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc khu vực miền Nam

Mức 1

≥ 500

≥ 6.000

≥ 900

Mức 2

≥ 400

≥ 4.000

≥ 800

Mức 3

≥ 200

≥ 2.000

≥ 600

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

- Hoạt động ở khu vực miền Bắc hoặc miền Trung

Mức 1

≥ 150

≥ 700

≥ 100

Mức 2

≥ 100

≥ 500

≥ 50

Mức 3

≥ 50

≥ 200

≥ 20

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

3. Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến xe, sản xuất thuốc lá, chế biến lương thực, thực phẩm, bia, rượu

Mức 1

≥ 700

≥ 1.200

≥ 400

Mức 2

≥ 500

≥ 700

≥ 250

Mức 3

≥ 300

≥ 300

≥ 100

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

4. Xây dựng, cơ khí, xây lắp, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nhựa, sành sứ, thủy tinh, xi măng

Mức 1

≥ 400

≥ 1.000

≥ 250

Mức 2

≥ 300

≥ 600

≥ 100

Mức 3

≥ 200

≥ 300

≥ 50

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

5. Cao su, cà phê, chế biến gỗ, giấy, dệt, may, da giày

Mức 1

≥ 500

≥ 900

≥ 200

Mức 2

≥ 400

≥ 600

≥ 80

Mức 3

≥ 300

≥ 150

≥ 30

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

6. Thương mại, kinh doanh xăng dầu, dược phẩm, du lịch, lữ hành, khách sạn, vận tải biển, sông, ô tô, đường sắt, hàng không

Mức 1

≥ 400

≥ 700

≥ 150

Mức 2

≥ 300

≥ 400

≥ 100

Mức 3

≥ 100

≥ 200

≥ 70

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

7. Đô thị, cấp, thoát nước

Mức 1

≥ 500

≥ 600

≥ 150

Mức 2

≥ 300

≥ 400

≥ 100

Mức 3

≥ 100

≥200

≥ 50

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

8. Thủy nông, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản

Mức 1

≥ 70

≥ 80

> 20

Mức 2

≥ 50

≥ 50

≥ 10

Mức 3

≥ 30

≥ 20

≥ 7

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

9. Điện tử, tin học, thông tin điện tử hàng hải, hoa tiêu hàng hải, mỹ thuật, nhiếp ảnh, phim, khảo sát, thiết kế bản đồ, thiết bị trường học, phát hành sách, in, xuất bản và các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác

Mức 1

≥ 150

≥ 300

≥ 70

Mức 2

≥ 100

≥ 250

≥ 35

Mức 3

≥ 50

≥ 200

≥ 15

Mức 4

Doanh nghiệp không đạt đủ chỉ tiêu của mức 1, mức 2, mức 3

Ghi chú: doanh nghiệp thủy nông sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí để thay cho chỉ tiêu lợi nhuận

b) Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức lương cơ bản như sau:

- Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc ngành, lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực.

- Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu (vốn, doanh thu, lợi nhuận) của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó.