In bài viết

Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

09:55 - 11/12/2024

(Chinhphu.vn) - Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” công bố đáp án tuần 2 cuộc thi này.

Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành- Ảnh 1.

    1. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam?

    Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vững mạnh về chính trị. 

     Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội, Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hiện đại. 

     Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 

     Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

    2. Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào?

    Ngày 22 tháng 12 năm 1944 

     Ngày 7 tháng 9 năm 1945 

     Ngày 7 tháng 5 năm 1954 

     Ngày 24 tháng 9 năm 1954   

    3. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?

    Từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947 

     Từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 1947 

     Từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 1947 

     Từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947   

    4. Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác?

    Doãn Quang Khải 

     Diệp Minh Tuyền 

     Doãn Nho 

     Trần Tiến   

    5. Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì?

    Tiêu diệt sinh lực địch Giải phóng một bộ phận đất đai 

     Xây dựng và mở rộng các căn cứ du kích, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. 

     Gồm các phương án được nêu   

    6. Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?

    Tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả 

     Tích cực, chủ động, lấy phòng ngừa là chính 

     Chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, hợp tác, phát triển 

     Chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, hữu nghị, hòa bình   

    7. Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?

    Ngày 22 tháng 9 năm 1954 

     Ngày 24 tháng 9 năm 1954 

     Ngày 23 tháng 9 năm 1954 

     Ngày 25 tháng 9 năm 1954   

    8. Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ở đâu, vào thời gian nào?

    Tại Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19 tháng 9 năm 1954 

     Tại Chợ Đồn, Bắc Kạn, ngày 19 tháng 9 năm 1954 

     Tại An toàn khu Đinh Hóa, Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 1954 

     Tại cây Đa Tân Trào, Tuyên Quang, ngày 19 tháng 9 năm 1954   

    9. Quan điểm: “Phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng…” lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?

    Đại hội lần thứ II của Đảng (1951) 

     Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) 

     Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) 

     Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021)  

    10. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

    Ngày 15 tháng 7 năm 1970 

     Ngày 17 tháng 7 năm 1970 

     Ngày 15 tháng 7 năm 1971 

     Ngày 17 tháng 7 năm 1971   

    11. Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội?

    7 kỳ đại hội 

     9 kỳ đại hội 

     10 kỳ đại hội 

     11 kỳ đại hội   

    12. Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?

    Ngày 7 tháng 5 năm 1954 

     Ngày 21 tháng 7 năm 1954 

     Ngày 5 tháng 4 năm 1976 

     Ngày 17 tháng 2 năm 1979   

    13. Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào?

    Năm 2012 

     Năm 2014 

     Năm 2015 

     Năm 2016   

    14. Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?

    Trung thành, kiên định; gương mẫu, tiêu biểu; nguyên tắc, dân chủ; chủ động, sáng tạo; nhạy bén, sắc sảo; đoàn kết thống nhất; quyết chiến, quyết thắng 

     Kiên định, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng 

     Trung thành, kiên định; chủ động, sáng tạo; đoàn kết, thống nhất; quyết chiến, quyết thắng 

     Trung thành, tận tuỵ; gương mẫu, tiêu biểu; nguyên tắc, dân chủ; nhạy bén, sắc sảo; đoàn kết thống nhất; quyết chiến, quyết thắng   

    15. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai?

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 

     Thượng tướng Song Hào 

     Đại tướng Chu Huy Mân 

     Đại tướng Nguyễn Quyết   

    16. “Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào?

    Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) 

     Trong Ngày thống nhất thành lập Việt Nam Giải phóng quân (15/5/1945) 

     Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1964) 

     Nghị quyết Đảng bộ Quân đội lần thứ nhất (7/1960)   

    17. Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

    Đồng chí Võ Nguyên Giáp 

     Đồng chí Tạ Quang Bửu 

     Đồng chí Chu Văn Tấn 

     Đồng chí Văn Tiến Dũng   

    18. Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?

    Chủ tịch Hồ Chí Minh 

     Đồng chí Võ Nguyên Giáp 

     Đồng chí Hoàng Văn Thái 

     Đồng chí Văn Tiến Dũng   

    19. Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

    Chiến dịch Lê Hồng Phong II 

     Chiến dịch Trần Hưng Đạo 

     Chiến dịch Trần Đình 

     Chiến dịch Hoàng Hoa Thám 

    20. Đây là nội dung lời thề thứ mấy trong 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: “Kính trọng dân; giúp đỡ dân; bảo vệ dân” và 3 điều răn: “Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân”, để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”?

    Lời thề thứ 3 

     Lời thề thứ 5 

     Lời thề thứ 9 

     Lời thề thứ 10   

    21. Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, ... ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.

    an ninh mạng

    22. Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là ... ; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

    bất biến

    23. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng ... hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm.”

    dự bị động viên

    24. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh ... giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”

    tổng hợp

    25. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia ... của Liên hợp quốc. Chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, tạo vành đai an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.”

    gìn giữ hòa bình

    26. Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động ..., kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

    sản xuất

    27. Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, ... về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

      linh hoạt  

    28. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên ... trong mọi tình huống.

    không gian mạng

    29. Theo quy định của Luật Quốc phòng, nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, ..., nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

    tinh thần

    30. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa vào dân, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng thế trận “...” gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng.”

    lòng dân   

    Cách thức dự thi Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

    - Người dự thi sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet để tham gia Cuộc thi, truy cập địa chỉ của Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (https://baocaovien.vn) hoặc các báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi.

    - Người dự thi cung cấp đầy đủ, đảm bảo chính xác thông tin cá nhân trước khi vào thi theo yêu cầu.

    - Người dự thi không được thay đổi thông tin khai báo trong các lượt thi, thông tin này sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xác minh và trao giải.

    - Tại Trang chủ của Cuộc thi, người dự thi thực hiện các bước sau để tham gia dự thi:

    Bước 1: Nhập các thông tin cá nhân: Họ và tên (ký tự có dấu); số điện thoại liên hệ; địa phương, đơn vị; chuyên môn công tác. Các thông tin bắt buộc này là thông tin không thay đổi và được sử dụng trong suốt quá trình tham gia thi.

    Bước 2: Người dự thi bấm nút “Bắt đầu” để vào phần trả lời các câu hỏi. Người dự thi trả lời các câu hỏi bằng cách chọn 01 phương án đúng nhất (đối với các câu hỏi trắc nghiệm) hoặc điền từ thích hợp (đối với các câu hỏi dạng điền từ).

    Bước 3: Sau khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, người dự thi phải dự đoán tổng số lượt người thi trả lời đúng 10 câu hỏi trắc nghiệm; nhấp chuột vào phần “Nộp bài” để kết thúc phần trả lời.

    Thời gian tối đa mỗi lượt thi là 10 phút (thời gian được tính kể từ thời điểm người dự thi bắt đầu vào thi đến thời điểm bấm nút nộp bài thi).

    Cách thức xét giải thưởng Cuộc thi để trao giải

    - Mỗi tuần thi, người dự thi được tham gia tối đa 07 lượt thi. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ lấy kết quả thi cao nhất trong các lần thi của người dự thi để xét giải thưởng.

    - Các tiêu chí xét giải thưởng:

    + Người trả lời đúng tất cả 10 câu hỏi trắc nghiệm tại mỗi lượt dự thi của tuần thi.

    + Người dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất số lượt người dự thi trả lời đúng 10 câu hỏi trắc nghiệm (tại tuần thi đó).

    + Người có thời gian hoàn thành bài thi ít nhất tại lượt thi được xét.

    GIẢI THƯỞNG

    Mỗi tuần thi có các giải thưởng bao gồm:

    - 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng/giải (Mười triệu đồng/giải);

    - 02 Giải Nhì: 6.000.000 đồng/giải (Sáu triệu đồng/giải);

    - 03 Giải Ba: 4.000.000 đồng/giải (Bốn triệu đồng/giải);

    - 10 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải).

    Căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa (nếu có), Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định điều chỉnh cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng cho phù hợp.

    Cá nhân đạt giải thưởng Cuộc thi được nhận tiền thưởng và quà tặng của Ban Tổ chức Cuộc thi.

    Tiền thưởng được trao trực tiếp tại Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, số 2B, Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội; hoặc chuyển tới số tài khoản ngân hàng của người đạt giải (theo thông tin cá nhân người đạt giải cung cấp).

    Trong thời gian 14 ngày kể từ ngày công bố kết quả Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên, cá nhân đạt giải không cung cấp và xác nhận thông tin cá nhân với đại diện Ban Tổ chức Cuộc thi hoặc từ chối nhận giải, Ban Tổ chức sẽ chuyển giá trị giải thưởng vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

    Quét mã QR để dự thi

    Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành- Ảnh 2.

    Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành- Ảnh 3.